Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 43)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2. Đặc điểm dân số, lao động

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Qua bảng 3.1 chỉ ra rằng: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc giai đoạn 2017-2019: Xã Tiền Phong là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện có tổng diện tích tự nhiên qua 3 năm không đổi là: 6.357,01 ha, trong đó, năm 2019: Đất nông - lâm nghiệp (có xu hướng giảm đi qua từng năm) với 3.999,44 ha (chiếm 62,91%); Đất phi nông nghiệp (có xu hướng tăng lên qua từng năm) với 2.209,31 ha (chiếm 34,75%); Đất chưa sử dụng: 148,26 ha (chiếm 2,33%). Đất nông - lâm nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 1,54% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 2,22% so với năm 2018. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2018 tăng 4,99% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 3,59% so với năm 2018. Đất lâm nghiệp năm 2018 tăng 1,35% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 2,18% so với năm 2018. Đất rừng sản xuất năm 2018 tăng 2,7% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 4,71% so với năm 2018.

Đất rừng phòng hộ tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 1,09% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,67% so với năm 2018. Đất phi nông nghiệp năm 2018 tăng 1,26% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,17% so với năm 2017. Đất chưa sử dụng năm 2018 giảm 24,14% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 43,12% so với năm 2017. Như vậy, tổng diện tích đất tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019 không đổi qua các năm, đất lâm nghiệp có xu hướng tăng qua mỗi năm, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất

23

Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ Tổng diện tích đất 6.357,01 100,00 6.357,01 100,00 6.357,01 100,00 100,00 100,00 100,00 I Đất nông - lâm nghiệp 3.856,71 60,67 3.912,54 61,55 3.999,44 62,91 101,45 102,22 101,83 1 Đất sản xuất nông nghiệp 101,61 1,60 106,68 1,68 110,51 1,74 104,99 103,59 104,29 2 Đất lâm nghiệp 3.755,10 59,07 3.805,86 59,87 3.888,93 61,18 101,35 102,18 101,77 - Đất rừng sản xuất 621,14 9,77 637,88 10,03 667,90 10,51 102,70 104,71 103,70 - Đất rừng phòng hộ 3.133,96 49,30 3.167,98 49,83 3.221,03 50,67 101,09 101,67 101,38

II Đất phi nông nghiệp 2.156,66 33,93 2.183,80 34,35 2.209,31 34,75 101,26 101,17 101,21 III Đất chưa sử dụng 343,64 5,41 260,67 4,10 148,26 2,33 75,86 56,88 65,68

24

3.1.1.2 Tình hình dân số

Dân số tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là 2.492 người, 601 hộ dân, gồm 7 xóm: Đức Phong, Nà Mát, Xóm Phiếu, Cò Xa, xóm Túp, Điêng Lựng. Có 5 dân tộc Mường, Tày, Kinh, Dao, Thái tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cùng sống chung với nhau từ lâu đời.

Dân tộc Mường chiếm 92% trong tổng số dân số tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là 2300 người dân tộc Mường. 5 anh em dân tộc cùng chung sống phát triển kinh tế của nhân dân chủ yếu là phát triển cây hoa màu, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. Kinh, Dao, Tày, Thái chiếm rất ít ở xã khoảng 192 người chiếm khoảng 0,8%. Số hộ nghèo: 322 hộ chiếm 54,30%; hộ cận nghèo 114 hộ chiếm 19,22%. Thu nhập bình quân đầu người 25 triệu đồng/người/năm.

Biểu đồ 3.1 Tình hình dân tộc tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc

Nguồn: Báo cáo thống kê xã Tiền Phong, 2019

Qua bảng 3.2 chỉ ra rằng: tình hình dân số và lao động tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc giai đoạn 2017-2019: Về dân số tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 1,32% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,14% so với năm 2018. Trong đó, về nam giới tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 1,8% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,77% so với năm 2018.

92% 2%3%1%2% Mường Kinh Thái Dao Tày

25

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ I. Tổng dân số Người 2.432 100,00 2.464 100,00 2.492 100,00 101,32 101,14 101,23 - Nam Người 1.167 47,99 1.188 48,21 1.209 48,52 101,80 101,77 101,78 - Nữ Người 1.265 52,01 1.276 51,79 1.283 51,48 100,87 100,55 100,71 II. Tổng số hộ Hộ 584 100,00 593 100,00 601 100,00 101,54 101,35 101,45 - Hộ nông nghiệp Hộ 492 84,25 494 83,31 496 82,53 100,41 100,40 100,41 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 92 15,75 99 16,69 105 17,47 107,61 106,06 106,83

III. Lao động Người 1.207 100,00 1.215 100,00 1.271 100,00 100,66 104,61 102,62

- Lao động nông nghiệp Người 1.005 83,26 1.008 82,96 1.039 81,75 100,30 103,08 101,68 - Lao động phi nông nghiệp Người 202 16,74 207 17,04 232 18,25 102,48 112,08 107,17

26

Về nữ giới tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 0,87% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 0,55% so với năm 2018.

Tổng số hộ tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 1,54% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1,35% so với năm 2018. Trong đó, hộ nông nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 0,41% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 0,4% so với năm 2018. Hộ phi nông nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 7,61% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 6,06% so với năm 2018.

Lao động tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 0,66% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 4,61% so với năm 2018. Trong đó, lao động nông nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 giảm 0,3% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 3,08% so với năm 2018. Lao động phi nông nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2018 tăng 2,48% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 12,08% so với năm 2018. Như vậy, tình hình dân số và lao động tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng qua mỗi năm, lao động năm 2019 chiếm 51% so với tổng dân số tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

3.1.2.4 Thực trạng tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế xã Tiền Phong mang tính thuần nông. Các thành phần kinh tế của xã bao gồm: Ngành trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 156 ha. Sản lượng cây lương thực có hạt 444 tấn. Ngành chăn nuôi: Tổng đàn trâu 382/398 con đạt 72% so với KH của huyện giao.

Qua bảng 3.3 chỉ ra rằng: tình hình kinh tế tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019: Tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 62.300 triệu đồng; năm 2018 giảm 11,12% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 13,62% so với năm 2018. Nông, lâm, ngư nghiệp tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2019 chiếm 65,66% tổng giá trị sản xuất của xã Tiền Phong; năm 2018 giảm 10,33% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 10,39% so với năm 2018. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2019 chiếm 15,67% tổng giá trị sản xuất của xã Tiền Phong; năm 2018 giảm 13,65% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 18,51% so với năm 2018.

27

Bảng 3.3 Tình hình kinh tế tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%)

Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC Tổng giá trị sản xuất 49.346 100,00 54.831 100,00 62.300 100,00 111,12 113,62 112,36

1 Nông, lâm, ngư nghiệp 33.587 68,06 37.057 67,58 40.906 65,66 110,33 110,39 110,36

2 Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp 7.248 14,69 8.237 15,02 9.762 15,67 113,65 118,51 116,05

3 Dịch vụ, thương mại,

du lịch 8.311 16,84 9.357 17,07 11.631 18,67 112,59 124,30 118,30

28

Dịch vụ, thương mại, du lịch tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2019 chiếm 18,68% tổng giá trị sản xuất của xã Tiền Phong; năm 2018 giảm 12,59% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 24,3% so với năm 2018. Như vậy, tình hình kinh tế tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng qua mỗi năm, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất

Xây dựng Nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công tác xây dựng

Nông thôn mới gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất kinh tế, xã hội của địa phương, trên cơ sở xác định các lợi thế của địa phương xã đã quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển dịch vụ. Xã hiện đạt 11/19 tiêu chí Nông thôn mới. Xây dựng Kế hoạch phấn đấu đến hết năm 2020 đạt thêm 02 chỉ tiêu Nông thôn mới là tiêu chí số 2 về Giao thông, và tiêu chí 8 về Truyền thông.

Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Trên địa bàn xã có 04 cơ sở sửa chữa đóng

thuyền, 07 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng (homestay) đã tạo được việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người lao động.

Giao thông vận tải, điện: UBND xã đã vận động các xóm, khu dân cư khơi

thông cống rãnh trong mùa mưa, kịp thời xử lý các điểm sạt lở gây ách tắc giao thông. Toàn xã có 98,3% hộ được sử dụng điện, tuyên truyền nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm: Thực hiện kế hoạch của

UBND huyện Đà Bắc về thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2020.

Thủy lợi và phòng chống thiên tai: Ủy ban nhân dân xã Tiền Phong đã kiện

toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lũ, bão và tìm kiếm cứu nạn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc đến các khu dân cư, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra. Hoàn thành tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 1, huy động được 500 ngày công.

29

3.1.2.5 Văn hóa – xã hội

Giáo dục và đào tạo: Các trường đã bám sát nhiệm vụ năm học, triển khai

đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, thực hiện tốt phong trào thi đua, trường học thân thiện, học sinh tích cực, tiến hành kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Tổ chức thực hiện tốt công tác tổng kết năm học 2018 – 2020. Khai giảng năm học 2020 – 2021: Tổng số học sinh các cấp học: 552 em. Giáo viên, công nhân viên chức: 70 người. Tổng số phòng học: 27 phòng; Giáo viên dạy giỏi cấp trường là 29 giáo viên, cấp huyện 11 giáo viên. Học sinh giỏi các cấp đang chuẩn bị dự thi. Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của trung tâm. Trung tâm mở được 32 chuyên đề với 1420 lượt người tham gia học tập, tổ chức 44 hoạt động khoảng 380 người tham gia.

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc

sức khỏe nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh được duy trì thường xuyên. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả, trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. Đã khám bệnh cho 1989 lượt người; tổng số trường hợp trẻ em được tiêm chủng đầy đủ: 22/25 trẻ; phụ nữ trong độ tuổi sinh để áp dụng mới biện pháp tránh thai tiêm: 65 trường hợp; số phụ nữ đẻ tại các cơ sở y tế: 31 bà mẹ. Thực hiện phun khử khuẩn bằng há chất cho các trường học trên địa bàn xã, các điểm du lịch homestay theo kê hoạch đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng (đã phun lần 3), quản lý theo dõi đối tượng đi làm ăn xa trong thời điểm dịch về địa phương: 81 đối tượng, không có ca nhiễm COVID-19 nào xảy ra.

Văn hóa - thông tin - truyền thanh: Năm 2020 do đại dịch COVID-19 bùng

phát, Ban Văn hóa Xã hội tập trung vào công tác tuyên truyền cho người dân về phòng chống dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên đài phát thanh, pano, áp phích, khẩu hiệu và trên trang thông tin điện tử của xã.

Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền: Các bộ phận tham mưu thuộc

UBND xã ổn định về tổ chức bộ máy. Tổng số biên chế quản lý nhà nước và sự nghiệp y tế. Trong đó: Biên chế công chức cán bộ xã là 21 người và 1 đội viên đề án 500.

30

Mối quan hệ công tác: Thường xuyên đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong mọi lĩnh vực công tác, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân; Đồng thời luôn có mối quan hệ mật thiết và phối kết hợp chặt chẽ với các xã bạn nhất là các xã giáp ranh trong công tác điều hành và quản lý Nhà nước ở địa phương.

3.1.2.6 Quốc phòng an ninh

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm quân số, vũ khí trang bị sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống khi có lệnh. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ các ngày lễ lớn; tham mưu xây dựng kế hoạch công tác quốc phòng quân sự địa phương năm 2020, kế hoạch giáo dục quốc phòng an ninh, kế hoạch công tác dân quân tự vệ năm 2020. Tham gia tập huấn cán bộ Quân sự cơ sở năm 2020 tại Bộ Chỉ huy quân sự huyện, tổ chức ôn luyện điều lệnh đội ngũ và tham gia lễ ra quân huấn luyện năm 2020 tại huyện là 30 đồng chí.

Tổ chức phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xã tuyên truyền đến nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước. Phối hợp với công an xã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã triển khai công tác an ninh năm 2020. Tiếp nhận và đăng ký, quản lý 03 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Công tác tuyển quân: Tổ chức gặp mặt, tặng quà và tiễn 3 thanh niên nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu trên giao; rà soát, lập danh sách và tổ chức đăng ký, quản lý 7 nam công nhân tuổi 17 và 24 nam công dân sẵn sàng nhập ngũ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tiền phong, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)