Tái cơ cấu nền kinh tế là hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước nhằm khắc phục khủng hoảng, ổn định kinh tế - xã hội. Vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế là hết sức cần thiết. Nó xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là mối quan hệ giữa nhà nước và nền kinh tế. Xuất phát từ vị trí,
chức năng của nhà nước trong quản lý, điều hành xã hội nói chung, trong quản lý, điều hành nền kinh tế nói riêng, việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định là trách nhiệm, quyền lợi của nhà nước. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học cơng nghệ và nền kinh tế, vai trị của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội
càng trở nên quan trọng. Trong nhiều trường hợp, nhà nước là nhân tố có vai trị quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Song cũng có nhiều trường hợp, nhà nước là nhân tố chính dẫn đến sự bất ổn của nền kinh tế do những chính sách sai lầm. Nhà nước và nền kinh tế có mối quan hệ sâu sắc mà ở đó, sự phát triển ổn định của nhà nước và nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Kinh tế là một trong những thiết chế xã hội chủ yếu, cần thiết nhất, quan trọng nhất cho lợi ích cá nhân và xã hội. Từ trước đến nay, kinh tế luôn là nguyên nhân khởi nguồn cho những biến động chính trị - xã hội, tác động sâu sắc, tồn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống. Kinh tế là động lực trực tiếp cho phát triển và tồn tại xã hội. Một một triều đại mạnh, một đất nước phát triển chắc chắn nền kinh tế của triều đại đó, của đất nước đó phải phát triển. Ngược lại, khi kinh tế suy yếu, đời sống nhân dân khó khăn, chính trị sẽ bất ổn, đất nước và triều đại đó tất yếu cũng sẽ suy yếu, thậm chí suy vong để mở ra một triều đại mới, một phương thức quản lý mới mà mục tiêu đầu tiên cũng chính là khơi phục kinh tế để ổn định đời sống chính trị - xã hội. Quản lý kinh tế trở thành nhiệm vụ quan trọng mà mọi nhà nước phải thực hiện, đặc biệt trong những trường hợp nền kinh tế có những tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý của nhà nước.
Thứ hai, đó là khả năng thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Khi đặt nhà nước và
nền kinh tế là hai chủ thể có tính độc lập tương đối trong một mối liên hệ, rõ ràng, chỉ nhà nước mới đủ khả năng thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Khả năng này được tiếp cận từ hai nội dung rất cơ bản, đó là khả năng nhận thức và khả năng hành động. Về khả năng nhận thức, chỉ nhà nước mới đủ điều kiện để nhận thức, nhận diện về khiếm khuyết, về bất ổn, khủng hoảng trong nền kinh tế, về hiện trạng, hệ quả, nguyên nhân, giải pháp khắc phục… Từ đó nhà nước cơng nhận tình trạng khủng hoảng, đề ra giải pháp khắc phục. Mặc dù khủng hoảng, bất ổn xảy ra với nhiều đối tượng, thành phần trong nền kinh tế song khơng ai có thể nhận biết tồn diện như nhà nước.
Về khả năng hành động, các chủ thể khác trong nền kinh tế khi gặp khủng hoảng sẽ bị mất phương hướng hành động. Có thể sẽ có chủ thể nào đó đưa ra được hành động khắc phục hiệu quả nhưng đây chỉ là hành động riêng lẻ vì động cơ, mục đích, ngun nhân, thực trạng và năng lực của mỗi chủ thể trong khủng hoảng, bất ổn là khác nhau. Trong bất ổn chung của nền kinh tế, có khi chính các chủ thể này lại là ngun nhân. Do đó, để tái cơ cấu nền kinh tế cần một chủ thể có khả năng
thống nhất cả nhận thức và hành động, có quyền lực và khả năng tác động vào nền kinh tế vì mục đích chung nhất là ổn định nền kinhh tế. Chủ thể hành động này không ai khác ngồi nhà nước. Nhà nước có chức năng, có quyền lực tác động vào nền kinh tế để tạo ra các ảnh hưởng tồn diện. Hầu hết các cơng cụ tác động vào nền kinh tế như cơ chế chính sách, pháp luật, các công cụ kinh tế vi mô như tiền tệ, thuế, tài nguyên, khoa học công nghệ… đều thuộc về quyền lực và chức năng của nhà nước. Do đó, cần khẳng định, với chức năng, trách nhiệm và quyền lực của mình, chỉ nhà nước mới có thể tiến hành hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, trong hoạt động tái cơ cấu của bất cứ quốc gia nào, vai trò của nhà nước hết sức cần thiết và giữ vị trí chủ đạo. Khơng ai có thể thay thế vai trị của nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Mặt khác, trong hệ thống các nguồn lực, lực lượng để thực hiện tái cơ cấu thì bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế giữ vị trí then chốt. Hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước có tính quyết định đến hiệu quả quản lý, điều hành xã hội nói chung, trong đó có cả hoạt động tái cơ cấu kinh tế. Bộ máy quản lý nhà nước chính là chủ thể thực hiện tái cơ cấu. Do đó, vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế càng trở nên hết sức cần thiết.
Thứ ba, là vai trò kinh tế của nhà nước. Trong nền kinh tế, nhà nước là một
nhân tố quan trọng, nắm giữ những nguồn lực vật chất và phi vật chất nhằm thu lại những lợi ích kinh tế phục vụ cho hoạt động của nhà nước và xã hội. Lúc này, nhà nước là một nhân tố trong nền kinh tế bị khủng hoảng, cơ cấu nền kinh tế bị khiếm khuyết tạo ra những bất ổn gây thiệt hại cho kinh tế - xã hội, trong đó nhà nước cũng có những thiệt hại nhất định. Nhà nước buộc phải tham giai tái cơ cấu nền kinh tế theo định hướng chung của nhà nước cho nền kinh tế. Đặc biệt, với những nguồn lực kinh tế do nhà nước nắm giữ, nhà nước giữ vai trò tiên phong hàng đầu trong việc tham gia tái cơ cấu. Trong tái cơ cấu, nếu nhà nước chỉ đề ra chủ trương, chính sách cho các đối tượng khác mà bản thân nhà nước khơng thực hiện, khơng làm gương thì chắc chắn tái cơ cấu sẽ thất bại. Trong nền kinh tế, lợi ích kinh tế của nhà nước và mọi thành phần khác được ràng buộc với nhau một cách chặt chẽ. Điều này quy định trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế phải cùng nhau khắc phục khủng hoảng, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho các chủ thể của nền kinh tế.