Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
4.1. BỐI CẢNH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HIỆN NAY
Bối cảnh thế giới hiện nay đang thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo nhưng xung đột tranh giành tài nguyên, ảnh hưởng địa chính trị liên tiếp gia tăng. Cùng với đó là những vấn đề tồn cầu như nghèo đói, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.
Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với khó khăn,bất ổn, đặc biệt với việc nước Anh rời khỏi liên minh châu Âu, xung đột vũ trang bùng nổ kéo dài tại nhiều khu vực trên thế giới, chiến tranh thương mại đang có nguy cơ diễn ra giữa Mỹ và các quốc gia như Trung quốc, Canada, Mexico, châu Âu... Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các tổ chức dự báo kinh tế lớn đều dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn trong giai đoạn 2017 - 2020. Động lực phát triển cho kinh tế toàn cầu sẽ được chuyển từ các nước phát triển trong giai đoạn đầu (2016 - 2017) sang các nước đang phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Tốc độ tăng thương mại toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020 dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2 năm đầu tiên và duy trì mức tăng nhẹ ở 3 năm còn lại. Vốn đầu tư tiếp tục xu hướng dịch chuyển về các nước phát triển thay vì việc đổ về các nước đang phát triển như trong thời gian dài vừa qua.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điểm đến quan trọng của các công ty đa và xuyên quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu của Việt Nam. Khu vực Đơng Nam Á sẽ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục giảm tốc với những thách thức không nhỏ trong tái cơ cấu và thay đổi mơ hình tăng trưởng. Các nền kinh tế mới nổi có thể khơng đạt thành tích như kỳ vọng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo đột phá công nghệ, thay đổi cơ bản phương thức sản xuất với sự kết hợp giữa hệ thống thực và hệ thống ảo, phá bỏ các giới hạn về vật chất của quá trình phát triển, có thể tạo ra quy mơ và tốc độ phát triển nhanh và mạnh chưa từng có tiền lệ trong lịch sử về kinh tế, xã hội và môi trường trên toàn cầu, trong khu vực và trong từng nền kinh tế. Lợi thế về lao động,
nhất là lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể. Các ngành sản xuất chủ yếu sử dụng lao động, sử dụng tài nguyên sẽ mất lợi thế và sẽ bị thu hẹp. Dệt may, giày da, gia công lắp ráp,... đang là lợi thế của Việt Nam hiện nay có thể sớm trở thành bất lợi, hàng triệu lao động có thể mất và phải chuyển đổi việc làm. Tiến bộ công nghệ sẽ gia tăng nhu cầu lao động có kỹ năng cao, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập giữa lao động có kỹ năng và khơng có kỹ năng.
Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế nước ta đã và đang ngày càng thêm sâu rộng. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã thành lập với tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, tự do lưu chuyển vốn và lao động có tay nghề. Hai hiệp định tự do thương mại thế hệ mới quan trọng (với EU và CPTPP) với những cam kết chưa từng có về quyền người lao động, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đấu thầu và mua sắm cơng, bảo vệ sở hữu trí tuệ,… đã được ký kết, đang chờ phê chuẩn. Một số khác đang chuẩn bị kết thúc đàm phán. Do đó, áp lực bên ngồi đối với tái cơ cấu nền kinh tế và yêu cầu nội tại kết nối với bên ngoài, nhất là kết nối thể chế, kết nối hạ tầng, kết nối và giao lưu nhân dân đang dần trở nên yêu cầu cấp thiết.
Trong nước, tác động biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp đang ngày càng rõ nét. Thiên tai, hạn hán liên tục diễn ra trên quy mô lớn và diện rộng. Sản xuất nơng nghiệp đang có xu hướng khó khăn, đời sống của nơng dân trên nhiều vùng đã khó khăn, trở nên khó khăn hơn. Các vấn đề tham nhũng, lãng phí vẫn là vấn nạn lớn gây thất thốt nguồn lực của nền kinh tế. Những thuận lợi của thời kỳ cơ cấu dân số vàng có thể sẽ khơng cịn duy trì được lâu. Tốc độ tăng lao động đang có xu hướng giảm rõ rệt cùng với xu thế già hóa dân số có thể diễn ra sau năm 2022. Dư địa thúc đẩy tăng trưởng của chính sách kinh tế vĩ mơ và vùng đệm chính sách để đối phó với những tác động bất lợi từ bên ngoài bị thu hẹp và khơng cịn nhiều. Bội chi ngân sách cao và chưa thể giảm được trong ngắn hạn. Dư địa giảm lãi suất cho vay trong ngắn hạn không nhiều, nợ công tăng nhanh và đã đến mức trần Quốc hội cho phép;… Ngoài ra, nguồn vốn ODA đã giảm vào năm 2017, nguồn vốn vay ưu đãi giảm sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tóm lại, q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Các quốc gia ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau cả về kinh tế và chính trị, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt là giữa các nước lớn. Khoa học công nghệ trở thành nguồn lực cơ bản, động lực chính cho phát triển kinh tế và là động lực cạnh tranh chủ yếu của các quốc gia [8]. Tại Việt Nam,
đổi mới thể chế, xây dựng nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ, nâng cao trình độ thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là những xu hướng tiếp tục được đẩy mạnh. Bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều điểm mới như trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới chất lượng và hiệu quả. Qua đó, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế phát triển hiệu quả, bền vững. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là hết sức cần thiết, và nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trị của mình thì hoạt động tái cơ cấu mới đạt được hiệu quả như mong đợi.