Vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 94 - 97)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

3.2.1. Vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-

3.2.1.1. Vai trị nhận thức

Có thể nói, tái cơ cấu kinh tế là nội dung mới trong quá trình quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, về vai trò nhận thức, Đảng, Nhà nước cũng đã kịp thời có những kết quả mang tính lý luận và thực tiễn quan trọng, là bước khởi đầu cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017. Những nội dung cụ thể mà nhà nước Việt Nam đạt được là:

Thứ nhất, Đảng, nhà nước đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng, bất ổn

của nền kinh tế. Đây là điểm khởi đầu trong quá trình nhận thức về tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017, thể hiện rõ vai trò nhận thức của Đảng, Nhà nước. Chính từ việc nhận thức được tình huống bất ổn, khủng hoảng đó, nhà nước đã xác định và đề ra được giải pháp khắc phục, đó là tái cơ cấu nền kinh tế. Mặc dù chủ trương tái cơ cấu được triển khai hơi muộn so với ảnh hưởng mà khủng hoảng kinh tế gây ra, song Đảng, Nhà nước đã rất nhanh chóng tiếp cận và đưa ra những quyết sách mạnh mẽ. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định nhiệm vụ kinh tế chủ

yếu giai đoạn 2011-2015 là "ổn định kinh tế vĩ mơ, đổi mới mơ hình tăng trưởng và

cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững…" [17, tr.321]. Nội dung này cũng

được Đảng nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Tại Kết luận Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 3 (khóa XI), Đảng và Nhà nước khẳng định rõ:

Cơ cấu lại nền kinh tế phải gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phải được thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm. Trong 5 năm tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư cơng; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước [17, tr.321].

Như vậy, từ thực tiễn của nền kinh tế, nhà nước Việt Nam đã nhận thức và xác định tái cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

Thứ hai, là nhận thức về hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Thông qua nhiều

hoạt động lý luận và thực tiễn, nhà nước đã xác định và đề ra được nội dung, giải pháp tái cơ cấu nhằm khắc phục khủng hoảng, ổn định kinh tế vĩ mô. Nội dung này thể hiện rất cụ thể trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Bên cạnh đó là những nội dung, giải pháp tái cơ cấu riêng của một số ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế cụ thể mà nhà nước nhận thức cần phải có kế hoạch tái cơ cấu riêng. Nội dung cơ bản trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 được nhà nước nhận thức là:

- Duy trì mơi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định;

- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế gồm: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư cơng; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

- Tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng và phát triển cơ cấu vùng kinh tế hợp lý.

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh quốc gia.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.

- Đổi mới cơ chế, chính sách huy động, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư. - Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại.

- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước; nâng cao chất lượng doanh nghiệp tư nhân.

- Thực hiện hiệu quả các chương trình đồng bộ hỗ trợ phát triển các cụm sản xuất liên ngành; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô, hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.

- Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.

Đây là những kết quả quan trọng mà nhà nước đã thực hiện được trong nội dung vai trò nhận thức về tái cơ cấu nền kinh tế. Bắt đầu từ đây, hoạt động tái cơ cấu được triển khai.

Thứ ba, Đảng, Nhà nước đã chuyển hóa nhận thức của mình thành nhận thức

của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế nhận được sự thống nhất, đồng thuận cao. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để thực hiện các giải pháp tái cơ cấu khắc phục khủng hoảng kinh tế. Các vấn đề yếu kém trong cơ cấu nền kinh tế lần lượt được chỉ ra. Các Bộ, ngành, các địa phương cũng từng bước nhận

thức được sự cần thiết phải tái cơ cấu. Tái cơ cấu kinh tế trở thành mệnh lệnh, đất nước bắt đầu vào cuộc cải cách kinh tế sâu sắc sau hơn 30 năm đổi mới. Bên cạnh kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế chung của nhà nước, các Bộ, ngành, tỉnh, thành cũng có kế hoạch tái cơ cấu riêng phù hợp với đối tượng, phạm vi quản lý. Việc phối hợp triển khai thực hiện giữa các Bộ, cơ quan, địa phương được đẩy mạnh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thể, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, giải pháp tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Cơng tác kiểm tra giám sát đối với quá trình thực hiện tái cơ cấu của các ngành, các cấp cũng được tăng cường, từ đó nêu cao ý thức cộng đồng, đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w