Tái cơ cấu kinh tế vùng

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 90 - 91)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

3.1.2.5. Tái cơ cấu kinh tế vùng

Việc tái cơ cấu kinh tế vùng chưa đi vào thực chất, chưa tuân thủ các nguyên tắc thị trường trong liên kết vùng. Cụ thể:

- Sự phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng còn thiếu liên kết và phối hợp dẫn đến sự cạnh tranh địa phương, phá vỡ tính tổng thể của quy hoạch vùng, liên kết vùng, nhất là trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh tế các địa phương trong vùng, giữa các vùng với nhau bị chia cắt và phân tán, bị giới hạn phát triển bởi bởi địa giới hành chính. Kinh tế địa phương, kinh tế vùng không phát huy được mà trái lại, làm giảm, thậm chị triệt tiêu các lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, của toàn vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế chưa phát huy được vai trò đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế. Thiếu thể chế tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng để phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế. Các nguồn lực được tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm, kể cả tập trung vốn con người, nhất là từ hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, nhưng các vùng này vẫn tăng

trưởng theo chiều rộng, chưa tiên phong trong chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang kết hợp chiều sâu, chưa đi đầu trong hoạt động R&D, đổi mới, ứng dụng cơng nghệ. Ở các vùng cịn lại, kể cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên, đất đai và lao động, vẫn chủ yếu khai thác lợi thế so sánh và các ngành có năng suất lao động thấp.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối làm đẩy chi phí. Các kết cấu hạ tầng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng theo hướng chất lượng hơn cịn thiếu, chi phí cao, đặc biệt hạ tầng điện, hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng thương mại,... Hạ tầng viễn thơng đã có bước phát triển nhanh, trong khi cải thiện về các loại hạ tầng khác như hạ tầng giao thông và điện chậm hơn nhiều, thiếu tính kết nối do quy hoạch và đầu tư chưa đồng bộ. Hạ tầng thủy lợi đang xuống cấp và chưa phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hạ tầng thương mại chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu theo hướng chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu. Đặc biệt là chi phí cho sử dụng kết cấu hạ tầng của Việt Nam ngày càng tăng cao so với các nước trong khu vực, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w