Nâng cao nhận thức về vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 120 - 123)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

4.3.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay

tế ở Việt Nam hiện nay

Để nâng cao nhận thức về vai trò nhà nước trong tái cơ cấu, nhà nước cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế về tính cấp bách, nội dung, nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục để đội ngũ cán bộ nhà nước và tồn hệ thống chính trị, tồn xã hội nhận thức rõ vai trò trực tiếp, tiên phong, hàng đầu của nhà nước trong tái cơ cấu, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong tái cơ cấu. Nhà nước chính là trung tâm, là lực lượng và cũng là đối tượng trong tái cơ cấu. Đối tượng tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, là cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những người đứng đầu, người có trách nhiệm. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến nội dung tái cơ cấu trong hệ thống chính trị và tồn xã hội để nâng cao nhận thức và khả năng hành động, khả năng giám sát của xã hội.

- Thống nhất những nhận thức về mơ hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mơ hình này, nhà nước khẳng định chắc chắn vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành nền kinh tế, coi đây là nội dung cốt yếu trong quản lý xã hội, trong việc thực hiện chức năng và quyền lực của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần chỉ ra cách thức vận hành vai trò này, vận hành mối quan hệ giữa

nhà nước và thị trường. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước cần chỉ rõ nhà nước nên làm gì, được làm gì. Nhà nước có vai trị chủ đạo trong quản lý, điều hành nền kinh tế khơng có nghĩa là nhà nước làm thay nền kinh tế, hoặc bắt nền kinh tế thực hiện ý chí chủ quan của nhà nước bằng các cơng cụ hành chính. Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế phải thông qua công cụ quản lý nhà nước về kinh tế, tôn trọng bản chất các hiện tượng kinh tế để từ đó có những tác động phù hợp. Những nội dung nhận thức này sẽ là nội dung xuyên suốt trong quá trình quản lý điều hành nền kinh tế, trong tái cơ cấu kinh tế.

- Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề mới, phức tạp cần có những nhận thức mới, đúng đắn, đầy đủ. Nhà nước cần đẩy mạnh việc nghiên cứu về tái cơ cấu, xây dựng các mơ hình, kịch bản tái cơ cấu cũng như hệ thống các tiêu chí đo lường, kiểm sốt, đánh giá hiệu quả tái cơ cấu. Có cơ chế thơng tin kịp thời để phổ biến, tuyên truyền kết quả hoạt động tái cơ cấu, từ đó nâng cao nhận thức cho bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Cần xây dựng cơ chế để gắn trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, nhất là người đứng đầu về nhận thức và hành động tái cơ cấu tại các cơ quan, tổ chức liên quan. Từ đó buộc cán bộ quản lý liên quan phải chủ động học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về tái cơ cấu.

- Có phương pháp tiếp cận khoa học, đầy đủ, toàn diện về cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế, trước tiên và bắt đầu từ những quy luật khách quan trên cơ sở là điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đây là một quá trình lịch sử và thực tế cho thấy khơng có mơ hình cơ cấu kinh tế thuần túy. Cơ cấu nền kinh tế là tổng hợp của các yếu tố hữu hình và vơ hình với những tỷ lệ đóng góp khác nhau, là sự mở rộng, bổ sung, hồn thiện khơng ngừng các yếu tố trên cơ sở mở rộng tái sản xuất, sự phát triển của lực lượng sản xuất và khả năng nhận thức, chi phối tự nhiên và xã hội của con người. Sự khác biệt cơ cấu các nền kinh tế không đến từ nội hàm cơ cấu vì nó chỉ có một, mà đến từ sự khác biệt về trình độ phát triển, mức độ hoàn thiện các khâu, các bộ phận, các thành tố của cơ cấu. Nói cách khác, đó là sự khác biệt về tính chỉnh thể của cơ cấu nền kinh tế mỗi quốc gia, từ đó quy định ra những mơ hình phát triển kinh tế, hay cụ thể hơn là mơ hình tăng trưởng kinh tế riêng của mỗi nền kinh tế. Vì vậy, càng khơng thể định hướng ra mơ hình cơ cấu kinh tế cụ thể với những thành phần, tỷ lệ xác định. Việc định hướng chỉ nhằm nêu ra những điểm thuận lợi nhất để mơ hình cơ cấu có khả năng phát huy hiệu quả, hạn chế khiếm khuyết, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, góp phần quan trọng cho sự phát triển của xã hội trong những điều kiện và giai đoạn nhất định.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, q trình chun mơn hóa và phân cơng lao động quốc tế đã trở thành xu hướng chủ đạo. Việc hình thành mơ hình chuỗi giá trị và mạng sản xuất là điều tất yếu và đang là nhân tố mới tác động tới cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực và tồn thế giới. Cùng với đó, khoa học cơng nghệ phát triển được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra những biến đổi trong thang giá trị lao động. Lúc này, hàm lượng tri thức càng cao thì giá trị sản phẩm càng lớn. Những phương thức liên kết kinh tế cũ đang dần được thay thế bằng phương thức mới mang tính quy ước cao. Trong bối cảnh phát triển đó, Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của mình để định hướng đúng đắn mơ hình cơ cấu nền kinh tế mang tính bền vững. Đây cũng là nội dung quan trọng của vai trò nhận thức, là giải pháp giúp nhà nước phát huy vai trị của mình khơng chỉ trong tái cơ cấu kinh tế mà cả trong quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội.

- Nhận thức rõ vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế, phải tạo ra được môi trường kinh doanh minh bạch, năng động dựa trên sự điều tiết của các quy luật kinh tế là cơ bản để hồn thiện tính chỉnh thể của cơ cấu kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu sự tác động và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Mối quan hệ chưa phù hợp giữa thể chế chính trị và kinh tế đang trở thành lực cản cho sự bứt phá trong kinh tế, làm phân tán các nguồn lực của mơ hình cơ cấu. Như trên đã phân tích, chúng ta cần để cho cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển một cách đúng nhất với bản chất của kinh tế. Việc sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào phải để các quy luật kinh tế thị trường tự điều tiết. Là nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành cơ cấu, nếu để các quy luật kinh tế điều tiết các nguồn lực, để phương thức sản xuất tác động một cách khách quan trong việc hình thành cơ cấu, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ có một cơ cấu hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hiện có, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới. Tất nhiên khơng thể bỏ qua vai trị của nhà nước vì bối cảnh kinh tế thế giới hiện đại đã phát triển qua giai đoạn kinh tế tự nhiên hoàn toàn. Nhận thức và chi phối của con người vào tự nhiên, vào nền kinh tế đã đạt được những trình độ và thành tựu nhất định. Ngày nay, nền kinh tế hiện đại phụ thuộc ngày càng nhiều vào yếu tố tri thức. Tri thức trở thành đầu vào của sản xuất, của cả q trình lưu thơng và tiêu dùng. Do đó sự tác động của con người vào tự nhiên, vào quá trình sản xuất là tất yếu. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước chỉ nên tập trung vào chức năng quản lý, tập trung phân tích, dự báo, định hướng cho đầu tư xã hội, tạo lập khuôn khổ pháp lý công bằng cho các đối tượng, thành phần kinh tế nhằm điều tiết những hiệu ứng ngoại vi của kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội.

Trong hội nhập quốc tế, vấn đề cạnh tranh quốc gia hình thành với mức độ rất tồn diện, gay gắt. Lúc này, nhà nước có thêm vai trị đại diện lợi ích của nền kinh tế tham gia đàm phán, xây dựng các định chế, thể chế, các quy định kinh tế quốc tế. Từ đó nhà nước phải nhận thức và định hướng bằng chính sách để khuyến khích phát triển những lợi thế cạnh tranh, thực hiện đầu tư công hợp lý, đàm phán với các quốc gia trong hội nhập nhằm đảm bảo giữ vững những lợi ích của nền kinh tế Việt Nam. Có những khuyến nghị và hạn chế nếu thấy việc hội nhập khơng đem lại lợi ích cho đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w