Trong quá trình quản lý, điều hành nền kinh tế, nhà nước xây dựng, hoạch định các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như những giải pháp thực hiện trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đây là những vấn đề mang tính vĩ mơ của nền kinh tế. Căn cứ các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp này, nhà nước sử dụng các cơng cụ quản lý kinh tế của mình tác động vào nền kinh tế như cơng cụ chính sách, thuế, tiền tệ, tài chính, chính sách tài khóa, thành phần kinh tế nhà nước… Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động vi mơ
của nền kinh tế. Do đó, khơng có phần phân cơng cơng việc, tổ chức thực hiện, khơng có các chế định hoặc xây dựng các cơ chế kiểm sốt riêng cho các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả sẽ được thể hiện qua hiệu quả chung của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, trong tái cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp thực hiện, tức là nhà nước phải tác động vào nền kinh tế bằng việc tổ chức lại hoạt động kinh tế với các hình thức mới, cắt bỏ đi, tăng hay giảm các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế để xác lập một cơ cấu kinh tế hiệu quả, phù hợp. Với tích chất trực tiếp, cấp bách, cưỡng chế, nhà nước không chỉ can thiệp bằng công cụ quản lý kinh tế và phải sử dụng cả công cụ quản lý hành chính để tác động vào nền kinh tế. Nhà nước không chỉ quản lý vĩ mô mà cũng phải can thiệp vào những hoạt động vi mô nhất định, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp, các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Vì vậy, cần nhấn mạnh vai trò định hướng hoạt động tái cơ cấu kinh tế của nhà nước. Đó là việc nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch, kịch bản cụ thể cho hoạt động tái cơ cấu nhằm xác định đúng đắn, đầy đủ hành động của nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế trong hoạt động tái cơ cấu kinh tế. Nói cách khác, nhà nước phải định hướng cụ thể mơ hình cơ cấu kinh tế mà chúng ta cần đạt được để khắc phục bất ổn, ổn định kinh tế, xây dựng cơ cấu nền kinh tế phù hợp.
Khác với hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mơ, chương trình, kế hoạch tái cơ cấu có đối tượng rất cụ thể là các hạn chế, khiếm khuyết trong cơ cấu nền kinh tế hoặc các mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể. Nếu phương pháp thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vĩ mơ chủ yếu là các phương pháp kinh tế thì phương pháp thực hiện chương trình, kế hoạch trong tái cơ cấu bao gồm cả các phương pháp kinh tế và phương pháp hành chính. Nội dung của vai trị định hướng này có thể được cụ thể hóa qua một số hoạt động và quy trình sau:
Bước 1: Từ thực trạng của nền kinh tế hoặc mục tiêu mong muốn, nhà nước xác định các vấn đề bất ổn, các vấn đề cần thay đổi. Nội dung bước 1 gồm:
- Khảo sát thực tiễn tổng thể và từng vấn đề cần thay đổi.
-Nghiên cứu, thảo luận, phân tích tính hiệu quả và đề xuất phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề trên cơ sở các nguồn lực khả thi và yêu cầu về mục tiêu, kết quả. Đưa ra những dự báo tình hình, xu hướng, xu thế vận động của nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, lập bài tốn hình định lượng cho các mơ hình kinh tế
Bước 2: Ra quyết định thực hiện tái cơ cấu. Đây là chủ trương lớn, cần hội tủ đầy đủ các thông tin và nội dung cả về lý luận và thực tiễn. Trong quyết định tái cơ cấu cần thể hiện các nội dung cơ bản:
- Thể hiện rõ, chỉ ra rõ mơ hình cơ cấu cần đạt được. Mơ hình này phải đảm bảo các nguyên tắc của thị trường, đảm bảo tính khả thi dựa trên khả năng nguồn lực của nền kinh tế và mục tiêu đặt ra cho hoạt động tái cơ cấu.
- Xây dựng các kịnh bản, mơ hình cho hoạt động tái cơ cấu với những nội dung cụ thể.
- Xác định đối tượng, phạm vi, nguồn lực và thời hạn thực hiện tái cơ cấu. - Đưa ra hệ thống các phương pháp, quan điểm, giải pháp và nhất là hệ thống các hành động cụ thể, khả thi, có thời hạn để thực hiện tái cơ cấu.
Bước 3: Thực hiện tái cơ cấu. Trong thực hiện tái cơ cấu nhà nước tập trung các cơng việc sau:
- Thể chế hóa mơ hình cơ cấu và nội dung hoạt động tái cơ cấu thành hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tạo sự thống nhất trong hành động, tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện pháp lý để huy động nguồn lực và các điều kiện khác phục vụ hoạt động tái cơ cấu.
- Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động tái cơ cấu với trách nhiệm là chủ thể quản lý, điều hành nền kinh tế. Đó là những thay đổi của nhà nước nhằm thực hiện tái cơ cấu gồm: tạo lập thể chế phù hợp; thay đổi tư duy quản lý, điều hành; cải cách hành chính; cải tổ và xây dựng bộ máy nhà nước về kinh tế cũng như các hoạt động quản lý nhà nước liên quan.
- Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động tái cơ cấu với tư cách là thành phần cấu thành nền kinh tế với các hoạt động như: cơ cấu lại các thành phần kinh tế, ngành nghề kinh tế, lĩnh vực kinh tế; cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu đầu tư công và các lĩnh vực kinh tế cơng; tái cơ cấu hệ thống tài chính; tái cơ cấu các khâu của q trình sản xuất nhằm thích ứng với xu thế phát triển kinh tế mới; tái cơ cấu đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả…
- Nhà nước tăng cường giám sát, kiểm tra quá trình tái cơ cấu theo kế hoạch với các tiêu chí cơ bản về thời gian, nguồn lực, hiệu quả…kịp thời có kế hoạch đối ứng với những tình huống mới, những tình huống sai lệch so với dự báo, dự kiến.
Định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, nhà nước cần xác định những kế hoạch, phương án, kịch bản cụ thể trong đó có sự phân cấp, phân công và tổ chức thực
hiện. Đồng thời ban hành các tiêu chí để kiểm sốt, đo lường hiệu quả, chất lượng, tiến độ thực hiện tái cơ cấu. Tất cả các nội dung này phải định lượng được, kiểm soát được, kiểm tra được. Tránh đưa ra những nội dung mang tính trừu tượng, định tính. Đặc biệt, với mơ hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước càng trở nên quan trọng và là hạt nhân của nền kinh tế trong việc tạo dựng mơ hình, xác định phương hướng, định hướng phát triển. Trong tái cơ cấu nền kinh tế, vai trò định hướng càng phải được nhấn mạnh để đảm bảo giữ vững mục tiêu xây dựng mơ hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.