Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
4.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan
Do trình độ phát triển của cơ cấu kinh tế thấp, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao. Văn kiện Đại hội lần thứ 12 của Đảng đánh giá, nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ, lao động có kỹ năng. Năng suất lao động chậm được cải thiện, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Chưa phát huy được lợi thế so sánh và tận dụng các cam kết hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
Nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, nợ cơng tăng nhanh. Tình trạng đầu tư cơng dàn trải, thất thốt, lãng phí chậm được khắc phục. Việc xây dựng và thực hiện đề án cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế thiếu đồng bộ, chưa thật sự gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, kết quả cịn hạn chế. Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nền tảng và cơng nghiệp hỗ trợ chưa có định hướng chiến lược rõ ràng, hiệu quả thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối. Phát triển đô thị thiếu đồng bộ, chất lượng thấp. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn gắn với xây dựng nơng thơn mới cịn chậm. Các ngành dịch vụ chất lượng cao chậm phát triển. Kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Sự phát triển giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng cịn thiếu liên kết và phối hợp; khơng gian kinh tế cịn bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do nhận thức, nhất là nhận thức về đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đầy đủ; thể chế hóa và tổ chức thực hiện cịn chậm, thiếu hệ thống và đồng bộ. Chưa có đột phá về thể chế để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường. Chưa xác định rõ những ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên trong chính sách cơng nghiệp quốc gia cho từng giai đoạn; thiếu gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với đơ thị hóa, giữa phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với xây dựng nông thôn mới. Chưa nhận thức đầy đủ và xử lý tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ tài ngun và mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chưa chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết và tận dụng thời cơ để hội nhập quốc tế có hiệu quả; có lúc, có việc chưa gắn chặt với đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ [18, tr.84-86].
Đây là lý do mang tính nội tại, rất quan trọng, có tính dài hạn và quyết định tới sự phát triển cơ cấu kinh tế, quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam. Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Việt Nam đã hội nhập hầu hết các tổ chức, các định chế, thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, quy mơ GDP bình qn đầu người tính bằng USD của Việt Nam cịn rất thấp, đứng thứ 7/11 nước trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 34/47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và đứng thứ 136/191 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh. Trong các nước Đông Nam Á, GDP của Việt Nam cũng đứng thứ 7/11 nước và đứng thứ 50 trên thế giới. Do GDP bình qn đầu người tính bằng USD cịn q thấp, Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về quy mô tuyệt đối, trong khi tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh năm năm gần đây đã tăng chậm lại. Đây cũng là một trong ba yếu tố (chỉ số GDP bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ bình quân, chỉ số tỷ lệ đi học) làm cho thứ bậc về chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam ở mức thấp. So sánh tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malaysia… Việt Nam có nhiều yếu tố, nhiều lợi thế so sánh tốt. Mặc dù vậy, trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn thua kém các quốc gia trong khu vực. Năng suất lao động thấp. Các lợi thế so sánh của Việt Nam không được phát huy, nguồn lực sản xuất bị phân tán và bị chi phối một cách bị động. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Tăng trưởng kinh tế tuy cao song thiếu ổn định và luôn xuất hiện những bất ổn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng đã được thực hiện hơn 20 năm, song trong quan hệ kinh tế quốc tế, giá trị kinh tế của hàng hóa Việt Nam vẫn cịn rất thấp và chưa có thương hiệu, chưa độc lập tham gia thị trường thương mại thế giới. Việt Nam có 10 nhóm hàng đứng đầu thế giới như gạo, cafe, hạt tiêu, may mặc, hải sản…và là một nước có nền kinh tế hướng về xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Có nhiều nguyên nhân lý giải vấn đề này, song nguyên nhân mang tính kinh tế tổng quát nhất chính là cơ cấu kinh tế Việt Nam chưa hợp lý. Điều này được biểu hiện rõ qua mơ hình tăng trưởng kinh tế. Việt Nam vẫn duy trì mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, nguồn lực tăng
trưởng chủ yếu dựa vào lao động, vốn và tài nguyên, khoáng sản. Những nguồn lực này đang ngày càng bị hạn chế dẫn đến tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây bị suy giảm, phát triển kinh tế kém bền vững. Việt Nam vẫn là quốc gia có nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, sức ì của nền kinh tế lớn. Nền kinh tế vẫn đang luẩn quẩn trong chính các mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được. Như vậy có thể khẳng định, q trình hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế một cách tự nhiên của Việt Nam đang ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý cần phải tiếp tục tái cơ cấu.
Với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, sớm đưa Việt Nam thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhà nước tiếp tục khẳng định tái cơ cấu nền kinh tế là mục tiêu cơ bản đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đây cũng là phương hướng quan trọng nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.