Khái niệm cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 30 - 32)

Sản xuất ra của cải vật chất, theo C.Mác, xét về tính chất của nó là sản xuất xã hội. C.Mác viết: "Nhưng bao giờ sản xuất cũng có một cơ thể xã hội nhất định,

một chủ thể xã hội đang hoạt động trong một tổng thể to lớn các ngành sản xuất... sản xuất coi như là một tổng thể toàn bộ" [50, tr.13]. Sản xuất coi như là một tổng

thể tồn bộ tức là nền kinh tế có thể được coi là một bộ máy sản xuất, phân phối và tiêu dùng của cải vật chất theo tính hệ thống. Và khi đã là một hệ thống, một bộ máy, thì nền kinh tế phải mang tính cơ cấu và cần được tiếp cận theo khía cạnh cơ cấu, tức là xem xét nền kinh tế được hình thành, cấu tạo và phối hợp vận hành theo cách thức nào. Việc phân tích nền kinh tế thực chất chính là phân tích cơ cấu của nó, xem xét cơ cấu của nền kinh tế đó có hợp lý khơng, có tạo được những điều kiện thuận lợi để nền kinh tế hoạt động đạt hiệu quả như mong muốn khơng, trình độ phát triển, bản chất và sức sản xuất của nền kinh tế có đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nền kinh tế hay không. Khi nghiên cứu về kinh tế, C.Mác có đề cập đến cơ cấu kinh tế. Theo C.Mác:

Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó [50, tr.14-15].

Theo ý này, cơ cấu nền kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Nó là cơ sở thực tiễn để hình thành và phát triển một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội tương ứng. Đây là cách hiểu cơ cấu kinh tế theo nghĩa rộng, theo nghĩa tổng thể gắn với cơ cấu xã hội. Nó bao qt tồn bộ hoạt động

của nền kinh tế trong đó có những hoạt động kinh tế đơn thuần (sản xuất, lưu thông, tiêu dùng) và những hoạt động kinh tế mở rộng (hoạt động kinh tế mở rộng là những hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra giá trị gia tăng và hiệu quả cho hoạt động kinh tế như hoạt động chính trị, pháp lý, xu hướng xã hội, tâm lý xã hội… trong đó có cả hoạt động của nhà nước). Tuy nhiên, để nghiên cứu vai trò của nhà nước với nền kinh tế nói chung và vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế nói riêng, nhà nước và nền kinh tế phải là hai chủ thể có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ này. Nếu hiểu cơ cấu kinh tế theo nghĩa rộng như trên sẽ bao hàm cả hoạt động của nhà nước. Như vậy, sẽ rất khó tách biệt và đánh giá một cách rõ nét vai trò của nhà nước với nền kinh tế.

Vẫn theo luồng tư tưởng trên, nhưng đặt nhà nước và nền kinh tế là hai chủ thể có tính độc lập tương đối trong một mối quan hệ, cơ cấu nền kinh tế có thể được hiểu gồm hai khía cạnh là chất lượng và số lượng. Cách hiểu này xuất phát từ khái niệm phương thức sản xuất, vì chính phương thức sản xuất là nhân tố kiến tạo cơ cấu nền kinh tế. Phương thức sản xuất là những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng. Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế. Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để biến đổi các đối tượng lao động. Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào. Từ cách hiểu này, nội hàm của cơ cấu nền kinh tế có thể hiểu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Giải thích về cơ cấu kinh tế, Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra nội hàm như sau: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơ cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kĩ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế; trong đó cơ cấu theo ngành kinh tế - kĩ thuật mà trước hết cơ cấu công - nơng nghiệp là quan trọng nhất. Trong thời kì q

độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến lược kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay là xây dựng một cơ cấu kinh tế gồm: 1) Cơ cấu ngành: phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đồng thời tăng tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, mở rộng khu vực dịch vụ, từng bước đưa nền kinh tế phát triển toàn diện và theo hướng hiện đại. 2) Cơ cấu thành phần: nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trị chủ đạo. 3) Cơ cấu vùng: phát triển những vùng chun mơn hố sản xuất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố kinh tế, xã hội, kĩ thuật cụ thể ở từng vùng trong từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, trên cơ sở đó khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, đất đai, sức lao động, tư liệu sản xuất, tạo ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước và tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân nói chung, khắc phục sự lạc hậu của nhiều vùng, nhiều dân tộc [33].

Tổng hợp những nội dung và cách tiếp cận như trên, luận án đưa ra định nghĩa tổng quát cơ cấu nền kinh tế như sau: cơ cấu nền kinh tế là một hệ thống tổng thể bao

gồm các khâu, các thành phần, các lĩnh vực ngành nghề, các nguồn lực tạo ra của cải vật chất và những mối quan hệ giữa chúng nhằm tạo nên tính chỉnh thể, hướng tới thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nền kinh tế, đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu của xã hội. Theo các khâu của quá trình sản xuất, cơ cấu kinh tế gồm sản xuất, lưu thông, tiêu

dùng. Theo thành phần, cơ cấu nền kinh tế gồm những chủ sở hữu gắn với những hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Theo lĩnh vực, ngành nghề gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ gắn với phân bố địa lý kinh tế vùng miền và hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ... Theo các nguồn lực tạo ra của cải vật chất gồm lao động, vốn, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, dự trữ quốc gia, khoa học công nghệ... Những mối quan hệ giữa chúng là sự tác động lẫn nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w