Thứ nhất, đó là mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Trong tái cơ cấu
nền kinh tế, năng lực nhận thức và khả năng xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là nhân tố chủ quan, có ảnh hưởng tồn diện tới hoạt động tái cơ cấu. Cụ thể hơn, đây là việc giải quyết mối quan hệ giữa thể chế chính trị và kinh tế. Nhân tố này có ảnh hưởng tồn diện, tác động đến mọi vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế. Sự phát triển cơ cấu kinh tế tự nhiên hay hoạt động tái cơ cấu, một mặt chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế tự nhiên, mặt khác là sự tác động và tham gia của con người, đặc biệt là hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước. Như trên đã khẳng định, hoạt động tái cơ cấu là hoạt động quản lý và điều hành nền kinh tế của nhà nước để khắc phục những bất ổn kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường kinh tế ổn định cho sự phát triển. Nhà nước có những quyền lực đặc biệt trong quản lý kinh tế như quyền ban hành pháp luật, quyền in tiền, quyền thu thuế, quyền ưu đãi và hạn chế hoạt động kinh tế - xã hội, quyền quản lý, giám sát những nguồn lực kinh tế - xã hội to lớn... Với vị trí, vai trị và những chức năng đó, nhà nước có đủ khả năng, thẩm quyền tác động và điều tiết nền kinh tế theo ý thức chính trị của mình. Do đó, mối quan hệ giữa thể chế chính trị và kinh tế cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới vai trò của nhà nước trong hoạt động quản lý điều hành nền kinh tế nói chung, trong hoạt tái cơ cấu kinh tế nói riêng. Nhà nước là chủ thể trực tiếp, duy nhất, vừa có trách nhiệm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, vừa có trách nhiệm trong việc đề ra phương hướng, giải pháp cũng như tạo ra các điều kiện cho hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Trong hoạt động của mình, khi mối quan hệ giữa thể chế chính trị và kinh tế được xử lý đúng, nhà nước có được những nhận thức đúng về những quy luật khách quan, đưa ra những mục tiêu phát triển kinh tế phù hợp, kinh tế - xã hội sẽ phát triển. Từ đó có những tác động tích cực tới cơ cấu nền kinh tế, có những hoạt động tái cơ cấu phù hợp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của cơ cấu, tạo điều kiện cho mơ hình cơ cấu phát huy hiệu quả, tạo ra sức sản
xuất tốt cho nền kinh tế. Ngược lại, khi mối quan hệ giữa thể chế chính trị và kinh tế khơng được xử lý đúng, những ý thức chính trị sẽ kiểm sốt và chi phối hoạt động kinh tế theo ý thức chủ quan sẽ dẫn đến những rào cản, cản trở sự phát triển của kinh tế - xã hội. Những tác động khơng thuận lợi cho q trình phát triển của mơ hình cơ cấu kinh tế do thể chế chính trị tạo ra làm giảm tính chính thể của cơ cấu nền kinh tế, ảnh hưởng tới hiệu quả của mơ hình cơ cấu nền kinh tế. Năng lực nhận thức và khả năng xử lý mối quan hệ giữa thể chế chính trị và kinh tế của nhà nước có thể tạo ra các hiệu ứng làm suy giảm năng lực sản xuất, gây lãng phí, làm nền kinh tế trở nên bất ổn, hiệu quả kém. Nhiều trường hợp, sự quản lý, điều hành yếu kém, thiếu hiệu quả của nhà nước là nguyên nhân chính dẫn đến những bất ổn và khủng hoảng trong nền kinh tế, nhất là ở những nền kinh tế mà nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế vẫn chủ yếu là các dạng tài nguyên do nhà nước làm chủ như đất đai, khoáng sản, nguyên nhiên vật liệu tự nhiên, thậm chí cả các yếu tố vốn, kỹ thuật…Kinh tế và chính trị có mối quan hệ tương hỗ rất sâu sắc. Do đó, cần phải xử lý tốt mối liên hệ giữa thể chế chính trị và kinh tế mới có thể tạo được một mơi trường lành mạnh, minh bạch, cơng khai cho mơ hình cơ cấu kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Đến lượt mình, kinh tế phát triển sẽ củng cố được thể chế chính trị, tạo dựng cho thể chế chính trị vị thế ngày càng to lớn.
Thứ hai, đó là bộ máy tổ chức nhà nước về quản lý kinh tế. Tổ chức bộ máy
nhà nước là nhân tố chủ quan, nhân tố nội tại của bản thân nhà nước. Nó có tính quyết định tới hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung trong đó có hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế, tái cơ cấu kinh tế. Trong tái cơ cấu nền kinh tế, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Tất cả các vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu như vai trò nhận thức, vai trò định hướng, vai trò tạo lập thể chế, vai trò thực hiện và tổ chức thực hiện đều do bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện. Nếu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế mạnh, tất yếu hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu kinh tế nói riêng sẽ được phát huy, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và ngược lại. Do đó, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cần hết sức khoa học, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cần có trình độ chun mơn, có hiểu biết về kinh tế thị trường, có phẩm chất đạo đức tốt.