Thứ nhất, đó là vấn đề hội nhập kinh tế mà trọng tâm là xu hướng phát triển của
kinh tế thế giới. Cơ cấu kinh tế thế giới giai đoạn qua đang hoạt động dựa vào những cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền thống. Tuy nhiên, tại các nước cơng nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ khí hố đã đạt trình độ cao và phổ biến các nguồn năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng nguyên liệu rắn và lỏng, các vật liệu kim khí… đều đã được tận dụng hết và nguồn cung cấp chúng cũng ngày càng hạn chế. Năng lực sản xuất với cơng nghệ và mơ hình tiêu dùng dựa vào tài nguyên thiên nhiên đã phát triển tới giới hạn cận biên do những hạn chế khách quan về tài ngun, mơi trường, vấn đề chi phí sản xuất, thị trường, các vấn đề xã hội như dân số, sức khỏe, nhu cầu dân sinh…Các q trình cơng nghệ khơng liên tục khơng cịn đáp ứng được các yêu cầu phát triển, không gian lục địa đã tỏ ra không đủ cho một nền kinh tế thế giới mới. Đặc biệt trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn mới. Người máy công nghiệp sẽ thay thế cho người lao động. Các q trình lao động trí óc cũng được người máy thay thế, được số hóa. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho những cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ vũ trụ, đại dương… sẽ phát triển. Các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Không gian của nền kinh tế thế giới sẽ được mở rộng đến đáy Đại Dương và vũ trụ. Khi đó nền sản xuất thế giới sẽ đảm bảo cung cấp hàng hố dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ thu hẹp lại so với các khu vực kinh tế trí tuệ. Cùng với đó, những điều kiện sản xuất kinh doanh, hình thức và cơ cấu tiêu dùng cũng sẽ thay đổi. Trước yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, cơ sở vật
chất - kỹ thuật truyền thống ngày càng tỏ ra khơng đáp ứng được. Một q trình thay đổi cơ cấu nền kinh tế đang diễn ra, nhất là tại các nước phát triển.
Tại các nước tư bản phát triển, công cuộc cải tổ sâu rộng về cơ cấu nền kinh tế và các thể chế xã hội để thích ứng với điều kiện mới đang diễn ra. Phương hướng cải tổ của các nước này thể hiện rõ nhất ở một số mặt:
- Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà có sự phối hợp điều chỉnh siêu quốc gia.
- Phát triển các tổ chức siêu quốc gia mà chúng có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia như nhất thể hoá cộng đồng kinh tế châu Âu, hình thành khu vực tự do Bắc Mỹ, Canada mở rộng tới Mêhicơ, tiến tới tồn châu Mỹ, liên kết kinh tế nhiều tầng giữa Nhật Bản với các nước ASEAN và NIC, tiến tới nhất thể hoá kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
- Tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường… trên cơ sở đảm bảo lợi ích phát triển của các quốc gia.
- Có sự chuyển biến trong quan hệ với các nước đang phát triển từ chính sách tước đoạt, cướp bóc, kiềm chế trong tình trạng lạc hậu sang chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản phụ thuộc ở các nước này, tạo ra ở các nước đang phát triển một thị trường rộng lớn, một hệ thống công thương nghiệp phụ thuộc, một mơi trường kinh doanh có lợi cho các nước phát triển.
Thay đổi cơ cấu nền kinh tế với vai trò chủ đạo của ngành kinh tế dịch vụ và tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơng nghệ, áp dụng cơng nghệ mới vào q trình sản xuất. Những cải tổ trên là những dấu hiệu mới chưa từng có trong khn khổ của các nước phát triển và có thể được xem là những yếu tố mới, những hình thức quá độ sang một cơ cấu nền kinh tế mới - nền kinh tế trí thức.
Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động sâu sắc bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Q trình chun mơn hóa, phân cơng hóa lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng đã thúc đẩy vai trò to lớn của các cơng ty xun quốc gia, hình thành nên mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia ngày càng phổ biến. Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu giai đoạn 2008-2010, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn mới với những mối liên kết mới. Quá trình tái cơ cấu các nền kinh tế và điều chỉnh các thể
chế tài chính tồn cầu diễn ra mạnh mẽ gắn với bước tiến của khoa học công nghệ. Trong xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, các nước đang phát triển hiện đứng trước một thách thức mới. Đó là lợi thế của các quốc gia này về nguồn lao động, về nguồn tài nguyên, nguyên liệu, khoáng sản và những yếu tố tự nhiên khác sẽ mất dần do cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phổ biến. Vì vậy, các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách mở cửa với bên ngồi, tham gia cạnh tranh quốc tế, sử dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và dịch vụ quốc tế áp dụng cho quá trình phát triển nền kinh tế của nước mình. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giới cũng sẽ dẫn tới rất nhiều những thay đổi như thay đổi về quy trình và hiệu quả sản xuất, thay đổi về thị trường, về các phương thức phân phối và tiêu dùng… Thị trường hàng hố có hàm lượng kỹ thuật cao và thị trường dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng, thị trường hàng hoá truyền thống sẽ ngày càng thu hẹp và cạnh tranh để tiêu thụ ngày càng gay gắt.
Những xu hướng phát triển của kinh tế thế giới sẽ tác động trực tiếp tới cơ cấu nền kinh tế mỗi quốc gia, đòi hỏi mỗi nền kinh tế phải đón nhận và sẵn sàng tham gia vào q trình tái cơ cấu theo xu hướng phát triển kinh tế tồn cầu. Để có thể thực hiện bước quá độ sang một nền kinh tế mới, các nước trên thế giới dù thuộc chế độ chính trị nào cũng đều phải có những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng theo cách riêng của mình, nhằm thích ứng với những biến đổi này. Đây vừa là quá trình phát triển cơ cấu kinh tế tự nhiên theo quy luật dưới những tác động của xu hướng phát triển kinh tế thế giới mới, đồng thời cũng là quá trình tái cơ cấu. Q trình tái cơ cấu khơng thể đi ngược lại những xu hướng phát triển kinh tế thế giới. Dưới ảnh hưởng và tác động của các xu hướng phát triển kinh tế thế giới, mỗi quốc gia cần phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn các xu thế để từ đó có những giải pháp chủ động trong việc tái cơ cấu kinh tế một cách thích hợp.
Thứ hai, đó là sự phát triển của khoa học cơng nghệ. Cùng với sự thay đổi
nhu cầu tiêu dùng và sự cạnh tranh quốc gia, khoa học công nghệ là nhân tố trực tiếp làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học cơng nghệ đã được vật chất hố trong tư liệu sản xuất, hoặc thông qua kỹ năng của người lao động để có hiệu suất lao động cao. Cách mạng khoa học cơng nghệ chính là một q trình chun mơn hóa, phân cơng hóa lao động quốc tế. Phân cơng lao động và chun mơn hóa lao động quốc tế trên nền tảng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đã thực sự
phá vỡ không gian đơn lẻ của cơ cấu nền kinh tế mỗi quốc gia. Nó tạo ra sự phát triển vượt bậc về sức sản xuất, thay đổi cơ bản cách thức lao động, hình thành nên mơ thức mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kiến tạo nên mơ hình cơ cấu nền kinh tế tồn cầu. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu sống còn đối với mỗi nền kinh tế. Cùng với đó, sự phát triển của khoa học cơng nghệ thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển. Tri thức đã thực sự trở thành hàng hóa. Mặt khác, tri thức cũng đã trở thành một hệ thống chức năng cơ bản của cơ cấu kinh tế, có vai trị và vị trí như một hệ điều hành mơ hình cơ cấu, góp phần thúc đẩy và hồn thiện tính chỉnh thể của cơ cấu kinh tế. Khoa học công nghệ càng phát triển thì tác động của nó tới cơ cấu kinh tế càng mạnh mẽ và tồn diện. Q trình tái cơ cấu sẽ phải loại bỏ những kỹ thuật công nghệ lạc hậu, không phù hợp với những tiêu chuẩn mới của thời đại. Đồng thời, quá trình tái cơ cấu cũng chịu sự tác động, chi phối bởi những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn chung trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Như vậy, khoa học công nghệ đồng thời cũng sẽ cung cấp cho nhà nước công cụ, phương pháp để quản lý, điều hành nền kinh tế nói chung, để thực hiện tái cơ cấu nói riêng. Khoa học cơng nghệ với sự bắt đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã trở thành tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ cơ cấu kinh tế công nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế tri thức. Nó có tác động tồn diện và trở thành nhân tố có sức ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước.
Thứ ba, đó là những điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên của nền kinh tế. Cơ cấu
nền kinh tế được hình thành từ phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất lại được hình thành từ những điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực hiện tái cơ cấu kinh tế mà xa rời những điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên thì sẽ khơng có nguồn lực vật chất và cơ sở thực tiễn để thực hiện. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất ổn kinh tế là mơ hình cơ cấu kinh tế chưa phù hợp để có thể tương thích tốt với các điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên. Do đó, các nguồn lực kinh tế - xã hội tự nhiên không được sử dụng hiệu quả. Nguồn lực kinh tế - xã hội tự nhiên có thể coi là đầu vào cho sản xuất của mỗi nền kinh tế, là kết cấu hạ tầng vật chất quan trọng cho hoạt động của chính cơ cấu nền kinh tế đó. Nhận thức được yếu tố này, nhà nước sẽ phát huy được giải pháp khắc phục hạn chế này. Cần phải coi những nguồn lực kinh tế - xã hội tự nhiện là hệ thống nguồn lực quan trọng của cơ cấu. Hệ thống nguồn lực có vai trị quyết định tới việc xác lập và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
của nền kinh tế. Do đó, nó có tác động và ảnh hưởng lớn tới cơ cấu nền kinh tế. Các điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiên thay đổi cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong cơ cấu kinh tế. Nguồn lực kinh tế - xã hội tự nhiện cũng là nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu. Muốn hoạt động tái cơ cấu có hiệu quả chắc chắn phải xuất phát từ các điều kiện kinh tế - xã hội tự nhiện riêng có của đất nước.