Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 154 - 157)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

4.3.4.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế

Trong quản lý kinh tế, việc kiểm tra, giám sát cũng là nhiệm vụ mà nhà nước cần thực hiện, đặc biệt với mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng, phát triển. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát vừa đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo duy trì định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, đồng thời duy trì kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Từ mục đích đó, trong tái cơ cấu, hoạt động kiểm tra, giám sát càng trở nên quan trọng, cần thiết do tính chất và yêu cầu của hoạt động tái cơ cấu. Thực hiện tốt cơng việc này, hiệu quả vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu sẽ được đảm bảo. Trong quá trình tái cơ cấu, nội dung kiểm tra, giám sát cần tập trung là:

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh tế và sản xuất kinh doanh. Minh bạch hóa, quy chuẩn hóa các quy trình quản lý nhà nước về kinh tế để mọi người dân, doanh nghiệp, các tổ chức có thể tiếp cận, từ đó tạo điều kiện để xã hội hóa việc kiểm tra, giám sát về kinh tế.

+ Cơng khai các chương trình kinh tế, các dự án kinh tế của nhà nước, công khai các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, đô thị, quy hoạch giao thông vận tải (trừ các lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia) để giúp doanh nghiệp và người dân định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời tham gia quá trình giám sát, đánh giá hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình tái cơ cấu.

+ Thành lập cơ quan chuyên trách trong việc kiểm tra, giám sát về kinh tế. Đây là cơ quan độc lập, có chức trách trong việc nghiên cứu, thẩm định, kiểm tra, giám sát tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế vĩ mơ, các chương trình kinh tế trọng điểm, theo dõi việc thực thi các quy hoạch, các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

+ Hoạt động kiểm tra, giám sát phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn tại trong nền kinh tế như vấn đề tham ơ, lãng phí, vấn đề chồng chéo, hành chính hóa các quy trình kinh tế gây thất thốt, thực hiện sai quy hoạch, sai mục đích, chủ trương của nhà nước trong phát triển kinh tế…

+ Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động kiểm tra, giám sát cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm thuộc chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời với đó là ban hành cơ chế xử phạt hoặc khen thưởng với tổ chức và cá nhân để thúc đẩy hoạt động kiểm tra, giám sát của nhà nước về kinh tế có hiệu quả, thiết thực tạo ra những thay đổi trong hoạt động kinh tế, nhất là trong tái cơ cấu kinh tế.

KẾT LUẬN

Cơ cấu nền kinh tế là một sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế tự nhiên. Nó được hình thành và chịu sự chi phối của phương thức sản xuất. Lịch sử hình thành và phát triển của các phương thức sản xuất gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên giữa phương thức sản xuất và cơ cấu kinh tế có sự khác biệt rất căn bản. Phương thức sản xuất gắn với mỗi hình thái kinh tế xã hội, phương thức sản xuất sau ra đời sẽ thay thế phương thức sản xuất trước. Xã hội loài người đã chứng kiến sự phát triển và thay thế của bốn phương thức sản xuất. Ngược lại, mơ hình cơ cấu nền kinh tế có tính bổ sung, hồn thiện để phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của cơ cấu kinh tế là sự thay đổi, thay thế, bổ sung, hoàn thiện các khâu, các ngành nghề, lĩnh vực và các yếu tố khác cấu thành cơ cấu kinh tế bởi các quy luật kinh tế - xã hội khách quan. Trong q trình phát triển đó, cơ cấu kinh tế xuất hiện những bất ổn, khiếm khuyết mà tự thân nền kinh tế không thể khắc phục được hoặc khắc phục với thời gian rất dài, có thể gây ra những hậu quả xấu cho đời sống kinh tế - xã hội. Khi nhận thức và khả năng của con người phát triển đến trình độ nhất định, con người sẽ can thiệp nhằm khắc phục những bất ổn, khiếm khuyết của cơ cấu kinh tế. Quyền và trách nhiệm này thuộc về nhà nước. Lịch sử tái cơ cấu nền kinh tế tại nhiều quốc gia khác nhau chỉ ra rằng, muốn tái cơ cấu thành công, vai trị của nhà nước ln là nhân tố quyết định. Hoạt động tái cơ cấu có thể diễn ra ở nhiều mức độ, phạm vi với những cơng cụ, giải pháp khác nhau song kết quả của nó hồn tồn phụ thuộc vào vai trị của nhà nước vì chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực, chức năng để thực hiện thành cơng tái cơ cấu. Vì vậy, chúng ta cần nhấn mạnh và hết sức coi trọng vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Với những nội dung được đề cập, diễn giải, phân tích, với phương hướng và giải pháp đưa ra, cơ bản luận án đã đạt được mục tiêu, nhiệm đặt ra. Luận án đã đưa ra cơ sở lý thuyết cơ bản gồm khái niệm cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế, sự cần thiết vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế và những yếu tố tác động đến vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Luận án cũng phân tích hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017, từ đó chỉ ra vai trị nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai

đoạn này với những kết quả cơ bản đạt được, những hạn chế cịn tồn tại. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Những nội dung được trình bày trong 4 chương của luận án tương đối thống nhất, có tính liên kết. Những phương hướng, giải pháp đưa ra trong luận án về cơ bản đảm bảo tính định hướng chung trong việc phát huy tốt vai trò nhà nước trong tái cơ cầu nền kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên đây mới là những phương hướng, giải pháp trong luận án, tức là cịn mang tính lý thuyết, cần có những kiểm chứng thực tiễn khi có điều kiện áp dụng.

Tóm lại, phát huy vai trị nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017, hoạt động tái cơ cấu đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, một số hạn chế cũng đã được chỉ ra. Về tổng thể nền kinh tế, năng lực sản xuất chưa có dấu hiệu cải thiện. Sức sản xuất của nền kinh tế thấp, chất lượng không cao, chưa bền vững. Mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu vẫn chưa hình thành. Do đó, Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định tái cơ cấu kinh tế vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội những năm tới. Trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam vẫn cần phải tái cơ cấu để có được nền kinh tế có trình độ phát triển, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Đây sẽ là giai đoạn tái cơ cấu những nhân tố cơ bản của nền kinh tế nhằm hoàn thiện, củng cố vững chắc cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Và chắc chắn, kết quả của quá trình tái cơ cấu này cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào vai trị nhà nước. Vì vậy, xác định đúng, phát huy đủ vai trò nhà nước, Việt Nam sẽ tái cơ cấu thành công nền kinh tế giai đoạn tiếp theo, xây dựng một nền kinh tế phát triển hiện đại, hiệu quả và bền vững. Đây cũng là mong muốn mà đề tài này muốn hướng tới.

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w