Tiêu chí đánh giá vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 46 - 48)

Để xác định tiêu chí đánh giá vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế, chúng ta cần căn cứ vào mục đích và nội dung đề ra cho hoạt động tái cơ cấu là khắc phục khủng hoảng, ổn định nền kinh tế hay tái cơ cấu để phát triển, nội dung

tái cơ cấu là tổng thể nền kinh tế hay ở những khâu, những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Có hai phương pháp đánh giá vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế. Đó là phương pháp tổng thể và phương pháp cụ thể.

Về phương pháp cụ thể, căn cứ theo từng nội dung vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế để đưa ra các tiêu chí đánh giá. Đó sẽ là những tiêu chí đánh giá về nhận thức của nhà nước trong tái cơ cấu, về những kế hoạch, những định hướng, chương trình, kịch bản thực hiện tái cơ cấu, đó là những nội dung đổi mới trong việc thể chế hóa, hiệu lực, hiệu quả của những chính sách mới trong tái cơ cấu, đó là những kết quả cụ thể trong từng hoạt động tái cơ cấu mà nhà nước thực hiện hoặc tổ chức thực hiện. Trong thực tiễn, các vai trò này đan xen lẫn nhau nên rất khó đánh giá chính xác từng nội dung vai trị của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế. Mặt khác, kết quả đạt được của hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế là kết quả cộng hưởng, tổng hợp của tất cả các vai trò chứ khơng phải của riêng lẻ từng vai trị nên để đánh giá vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu, luận án chọn phương pháp tổng thể.

Phương pháp tổng thể là phương pháp đưa ra tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng của hoạt động tái cơ cấu. Phương pháp tổng thể sẽ căn cứ vào mục đích, mục tiêu và nội dung tái cơ cấu để đánh giá hoạt động tái cơ cấu cũng như vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu.

Trên thực tế, các nội dung vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu không diễn ra một cách độc lập, tách biệt mà đan xen, hòa quyện vào nhau. Kết quả vai trị này có thể là q trình triển khai thực hiện của vai trị kia. Q trình triển khai của vai trị kia có thể là kết quả đạt được của nội dung vai trị này. Ví dụ, kết quả đạt được của vai trò nhận thức là nội dung của vai trò định hướng và tạo lập thể chế. Kết quả đạt được của nội dung định hướng là kế hoạch, chương trình tái cơ cấu lại là yêu cầu, nội dung cho vai trò tạo lập thể chế và vai trò thực hiện và tổ chức thực hiện. Mặt khác, dù tiêu chí đánh giá vai trị nhà nước là phương pháp tổng thể hay cụ thể thì nội dung của các tiêu chí đều phải thể hiện được kết quả của quá trình tái cơ cấu. Tức là, hoạt động tái cơ cấu có đảm bảo đạt được các mục tiêu, yêu cầu, mục đích đề ra hay khơng. Nếu khơng đạt được, chắc chắn vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế chưa phát huy hiệu quả. Nếu kết quả chung của tái cơ cấu nền kinh tế đạt được chứng tỏ nhà nước đã phát huy được vai trị của mình. Và như vậy, để đánh giá vai trị nhà nước trong tái cơ cấu, suy đến cùng, tiêu chí đó chính là tiêu

chí đánh giá hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Điều này cũng đúng trong cả hai trường hợp là tái cơ cấu để phát triển và tái cơ cấu để khắc phục khủng hoảng, ổn định nền kinh tế.

Chúng ta hồn tồn có thể căn cứ vào tiêu chí phát triển của nền kinh tế để

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w