Kinh nghiệm của nhà nước Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 63 - 67)

Hàn quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển hiện nay. Để đạt kết quả đó, nền kinh tế Hàn Quốc đã trải qua những giai đoạn tái cơ cấu căn bản, quyết liệt. Không giống nền kinh tế Mỹ và các nước Châu Âu, những quốc gia có q trình hình thành và phát triển nền kinh tế rất cơ bản, lâu dài, nền kinh tế Hàn Quốc chỉ được biết đến sau giai đoạn tăng trưởng thần kỳ suốt từ những năm 1960 đến nay. Trong hơn 60 năm qua, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Hàn Quốc luôn là bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu mà các nước kém phát triển, đặc biệt những nước có một số điểm tương đồng như Việt Nam cần quan tâm.

Xuyên suốt quá trình tái cơ cấu là việc xây dựng mơ hình tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với sự thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế. Trước khi tiến hành tái cơ cấu những năm 1950, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc thuộc nhóm các nước nghèo ở Châu Á. Nhưng đến những năm 1960, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 1.100 USD, đến năm 1980 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng cao gấp 3 lần thu nhập bình quân đầu người những năm 1960. Sau 60 năm, đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng gấp 19 lần thu nhập bình quân đầu người của những năm 1960. Tốc độ tăng trưởng trung bình của Hàn Quốc những năm 1960 là 7,7%, ở thập kỷ 70 là 10,3%, thập kỷ 80 là 8,6%, thập kỷ 90 là 6,7%, thập kỷ đầu của thế kỷ XXI là 4,6%. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho

50 năm gần đây là 7,4%. Giống như các nước phát triển, ngành công nghiệp trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của Hàn Quốc. Trong 50 năm (từ 1970 - 2010), tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp luôn ở mức cao, đạt 10,6%. Nông nghiệp đạt 2,2%, dịch vụ đạt gần 7,1%. Bên cạnh tăng trưởng cao, bền vững, cơ cấu nền kinh tế Hàn Quốc có sự thay đổi mạnh mẽ để trở thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp giảm mạnh cịn 2,6% năm 2010. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Đi kèm với đó là sự mở rộng nhanh chóng của các ngành sản xuất cơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo. Giai đoạn này, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc đạt 63,6%, trong đó những năm từ 1960 - 1980 của thế kỷ XX là thời gian diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ, căn bản cơ cấu nền kinh tế Hàn Quốc [111].

Để đạt được sự thay đổi thần kỳ này, các thế hệ lãnh đạo Hàn Quốc luôn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chính sách tập trung cho tăng trưởng kinh tế, đặt vấn đề kinh tế lên trên các vấn đề khác của đời sống xã hội. Năm 1962, Tổng thống Park Chung Hee đã tuyên bố: Trong đời sống con người, những vấn đề kinh tế đi trước những vấn đề chính trị hay văn hố. Năm 1971, nhìn lại q trình hơn 10 năm qua, Tổng thống Park Chung Hee khẳng định: Chỉ bằng cách duy nhất là sửa lại cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chúng ta mới có thể đặt nền tảng về mức sống tương đối. Do đó, trong những năm 1960, Hàn Quốc thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu. Những năm 1970 chuyển sang phát triển công nghiệp nặng kết hợp với cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Những năm 1980 thực hiện chính sách phát triển hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại gắn với mở rộng giáo dục trình độ cao. Những năm

1990 Hàn Quốc thực hiện chính sách sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao, gắn liền với phát triển công nghệ. Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, Hàn Quốc đang thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế tri thức. Yếu tố được coi là quan trọng và có tính quyết định nhất tới tăng trưởng và thay đổi cơ cấu nền kinh tế ở Hàn Quốc chính là vai trị của Chính phủ. Các chính sách cơng của Chính phủ đã tạo được địn bẩy và động lực cho phát triển kinh tế. Trong các chiến lược phát triển kinh tế tới những năm 1990, nhân tố then chốt của Chính phủ Hàn Quốc là các tập đồn kinh doanh sản xuất lớn (Chaebol). Những tập đồn kinh doanh sản xuất lớn ln nhận được sự ưu đãi đặc biệt của Chính phủ về vốn, thuế quan, thể chế quản lý...đã tạo cho các tập đoàn này vị trí then chốt, là lực lượng chủ lực để thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Với cơ cấu nền kinh tế mà thành phần chủ đạo là các tập đồn kinh doanh sản xuất lớn, Chính phủ Hàn Quốc đã điều hành và can thiệp sâu vào nền kinh tế trong một thời gian dài. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để phân bổ nguồn lực theo ý chí chính trị. Các tập đồn kinh doanh sản xuất lớn trở thành quả đấm thép nhằm thực hiện ý chí của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế. Mơ hình chiến lược này thực sự đã đóng vai trị quyết định đến sự phát triển, tăng trưởng thần kỳ và thay đổi toàn diện cơ cấu nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian dài. Những thành quả đạt được của nền kinh tế Hàn Quốc là kết quả từ các nỗ lực mạnh mẽ, quyết đốn, thậm chí là độc đốn của Chính phủ đã tạo ra sự khác biệt so với các nước đang phát triển khác. Có 6 vấn đề nổi bật mà Hàn quốc đã thực hiện hiệu quả trong giai đoạn này để điều tiết mối quan hệ nhà nước và thị trường, phát huy hiệu quả vai trò nhà nước trong tái cơ cấu kinh tế là:

- Mở rộng chức năng kinh tế của nhà nước và thực hiện cải cách hành chính, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

- Kế hoạch hoá nền kinh tế bằng những kế hoạch 5 năm.

- Tích cực phát triển khoa học kỹ thuật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Thực hiện đổi mới quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành nền kinh tế.

-Tập trung thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng.

- Đẩy mạnh chương trình tự do hố thị trường nhằm giảm bớt sự can thiếp của nhà nước.

Tái cơ cấu nền kinh tế Hàn Quốc còn một giai đoạn nữa cũng rất nổi bật. Đó là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998. Nếu giai đoạn tăng

trưởng thần kỳ là giai đoạn tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển nền kinh tế Hàn Quốc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại mà lực lượng là các tập đoàn kinh doanh sản xuất lớn. Trong khủng hoảng tài chính Châu Á, các tập đồn, các cơng ty xuất hiện sự suy giảm về năng lực tài chính, năng lực quản trị kinh doanh, hiệu quả đầu tư, thể chế hoạt động... Từ đó đã làm suy yếu sức mạnh và tính hiệu quả của các tập đồn này. Với cơ cấu nền kinh tế được xây dựng chủ yếu là các tập đoàn kinh doanh sản xuất lớn, sự suy yếu của các công ty này ngay lập tức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và mức độ tín nhiệm của nền kinh tế Hàn Quốc. Tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp trở thành yêu cầu bức thiết của nền kinh tế Hàn Quốc. Các hoạt động tái cơ cấu được Chính phủ thực thi được chia thành các giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (1998 - 1999) là khẩn trương tập trung cứu các chủ thể kinh tế bị tổn thương do các khiếm khuyết trong quá trình sản xuất kinh doanh và thể chế quản lý vận hành nền kinh tế của nhà nước đem lại. Đây là hành động tích cực của Chính phủ cho thấy khả năng và vai trò can thiệp của nhà nước đối với hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Các biện pháp được đưa ra là: Minh bạch hóa quản lý bằng hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh; Xóa bỏ hiện tượng bảo lãnh chéo giữa các công ty trong cùng tập đồn; Xác lập và khống chế các chỉ số tài chính an tồn, cấm các tập đồn sở hữu cơng ty tài chính phi ngân hàng, u cầu các cơng ty này nới rộng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài; Buộc các tập đoàn kinh doanh sản xuất tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh chính nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh tồn cầu; Tăng quyền hạn cho các cổ đông thiểu số; Nghiêm cấm các hành vi hối lộ, các hình thức tác động lên q trình xây dựng và thực thi chính sách.

Giai đoạn hai (2000 - 2003) là giai đoạn thúc đẩy khả năng cạnh tranh toàn cầu của các tập đoàn cũng như các thể chế tài chính. Lúc này, nền kinh tế mà cụ thể là các doanh nghiệp đã tạm thời thoát khỏi khủng hoảng. Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng nền kinh tế Hàn Quốc có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế thơng qua sự tác động hỗn hợp của Chính phủ và các quy luật kinh tế thị trường. Các biện pháp đưa ra là: Đẩy mạnh chun mơn hóa các ngành sản xuất của các tập đồn kinh doanh sản xuất lớn, chấm dứt đầu tư dàn trải, tập trung vào chuyên môn sâu để tăng năng lực cạnh tranh; Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng cho các tập đoàn lớn chủ chốt; Tái cơ cấu việc làm, giảm

chi phí lao động, xây dựng chính sách an sinh xã hội; Duy trì chính sách tài khóa và tài chính hỗ trợ tồn diện cho tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp.

Giai đoạn ba (2003 đến nay), Chính phủ Hàn quốc đang tập trung thúc đẩy năng lực cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng của các tập đoàn kinh tế lớn ra thị trường toàn cầu. Nội dung của chủ trương này là xây dựng sức mạnh toàn diện dựa trên nội lực thực chất của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận mạnh mẽ giữa nhà nước và các doanh nghiệp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc đã xác định và khẳng định vị trí then chốt của khoa học, cơng nghệ nhằm hướng tới vị trí siêu cường về cơng nghệ trên thế giới. Chính phủ Hàn Quốc coi đổi mới công nghệ là động lực cơ bản cho tăng trưởng. Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ được chú trọng và khuyến khích ở tầm vi mơ và vĩ mơ. Chính phủ đã thực thi các chính sách: Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để xây dựng nền cơng nghiệp thân thiện mơi trường; Ưu đãi tín dụng cho những doanh nghiệp cần đổi mới cơng nghệ; Khuyến khích các tập đồn kinh tế lớn đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế Hàn Quốc.

Sau 50 năm, phát triển kinh tế của Hàn Quốc là quá trình triển khai nghiêm túc, nhất quán vai trò quản lý và điều hành của Nhà nước. Những thành tựu kinh tế của nền kinh tế Hàn Quốc đã để lại sự khâm phục, đặc biệt là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế qua các giai đoạn. Hai yếu tố được đánh giá là mang tính quyết định xuyên suốt những thành cơng đó của Hàn Quốc là tinh thần tự trọng dân tộc và nền tảng giáo dục tốt đã giúp Chính phủ tạo ra các động lực, tạo ra sự đồng thuận giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân trong việc khắc phục khủng hoảng, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w