Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
4.2.1.1. Nguyên nhân khách quan
Phát triển kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau. Muốn phát triển kinh tế nhất thiết cơ cấu kinh tế phải biến đổi phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển. Cơ cấu nền kinh tế sẽ biến đổi trước sự thay đổi nhu cầu thị hiếu của thị trường. Đó có thể là các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ mới, về những giá trị tiêu dùng, giá trị hưởng thụ và chất lượng mới mà hàng hóa dịch vụ cần đáp ứng. Nhu cầu thị hiếu của thị trường là biểu hiện cầu trên thị trường. Nó giải đáp hai câu hỏi quan trọng của nền kinh tế là sản xuất cái gì, cho ai. Do đó, khi nhu cầu thị hiếu thay đổi sẽ tạo ra cầu, tạo ra động lực mới thúc đẩy cơ cấu kinh tế biến đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường. Nhu cầu thị hiếu của thị trường tạo ra xu thế sản xuất kinh doanh mới. Trách nhiệm của nhà nước là phải
nhận thức được và điều hành nền kinh tế phù hợp các xu thế này nhằm tăng tính hiệu quả cho nền kinh tế. Trong q trình đó nhất thiết phải tái cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế cũng biến đổi trước sự phát triển của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động vào mọi quy trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Khoa học công nghệ ngày nay tham gia ở cả ba khâu sản xuất, lưu thơng, tiêu dùng. Nó trở thành nhân tố cơ bản trả lời cho câu hỏi thứ ba của nền kinh tế, đó là sản xuất như thế nào. Khoa học công nghệ tác động trực tiếp tới quy trình sản xuất, có vai trị quyết định tới năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Khoa học công nghệ tạo ra những cách thức mới trong sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. Khoa học công nghệ tạo ra những giá trị mới, sản phẩm mới. Khoa học công nghệ phát triển đã tác động làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Nếu Nhà nước không nhận thức và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nền kinh tế, tất yếu sẽ dẫn đến sự tụt hậu trước tiên về mặt kỹ thuật của nền kinh tế. Từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế nói chung, kìm hãm sự biến đổi theo chiều hướng tiến bộ, phát triển của cơ cấu kinh tế nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ bắt buộc tự nhà nước phải nhận thức và tái cơ cấu nền kinh tế phù hợp với trình độ khoa học cơng nghệ mới đảm bảo sự phát triển kinh tế.
Tương tự hai nhân tố trên, cạnh tranh quốc gia cũng là nhân tố khách quan tác động vào nhận thức buộc nhà nước phải thực hiện tái cơ cấu kinh tế phù hợp. Sự phát triển khơng ngừng của q trình phân cơng lao động quốc tế và chun mơn hóa tồn cầu đã tạo ra xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và xóa tan gianh giới khép kín của mỗi nền kinh tế. Đồng thời, nó tạo ra mơ hình kinh tế mới là mạng sản xuất và chuỗi giá trị, tạo ra thị trường toàn cầu với nền kinh tế toàn cầu. Đây là cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế và các nền kinh tế bắt buộc tham gia quá trình cạnh tranh quốc gia một cách tự nhiên. Cạnh tranh quốc gia có nhiều lợi ích song lợi ích cơ bản nhất, quan trọng nhất và chung nhất vẫn là lợi ích kinh tế. Để đảm bảo lợi ích kinh tế quốc gia, nhà nước phải thường xuyên tạo ra những ưu thế cạnh tranh cho nền kinh tế, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để hội nhập và phát triển trong điều kiện cạnh tranh tồn cầu. Áp lực đó địi hỏi nhà nước phải duy trì sự biến đổi cơ cấu kinh tế sao cho nền kinh tế đạt được cơ cấu kinh tế phù hợp nhất.
Đây là ba nhân tố khách quan buộc nhà nước phải thường xuyên duy trì sự biến đổi cơ cấu kinh tế, bao gồm cả hai hình thức là tái cơ cấu kinh tế bị động và tái cơ cấu kinh tế chủ động để phát triển.