Mọi thứ đều bắt đầu từ nhận thức. Vai trị nhận thức của nhà nước chính là vai trị tổng kết thực tiễn, xây dựng lý luận, tuyên truyền, giáo dục nhằm phổ biến những nhận thức này cho hệ thống chính trị và tồn xã hội. Thực hiện vai trị này, nhà nước có thể huy động các nguồn lực xã hội, nghiên cứu, thảo luận, xây dựng giải pháp, mơ hình, kiến nghị, đề xuất… Song chỉ có nhà nước mới có quyền lực, chức năng để cơng nhận và đưa vào áp dụng những kết quả của quá trình nhận thức, quá trình tổng kết, nghiên cứu thực tiễn đó, đồng thời xây dựng định hướng, kế hoạch hành động. Trong tái cơ cấu cần nhấn mạnh vai trị này vì hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế là hoạt động mang tính "cưỡng bức kinh tế" do tính cấp thiết của nó. Tái cơ cấu nền kinh tế là tình huống mới nảy sinh trong quá trình quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước. Mặc dù nhà nước đã có một q trình dài về nhận thức trong quản lý, điều hành nền kinh tế
song trong tình trạng khủng hoảng, tồn bộ hoặc một phần nhận thức đó có thể đã trở nên lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cần có những nhận thức lại, và trong thời gian ngắn cần phải có những quyết sách điều chỉnh để ổn định kinh tế - xã hội.
Mặt khác, hoạt động nhận thức này chỉ được thực hiện bởi nhà nước. Trong tình huống nền kinh tế có vấn đề gây ảnh hưởng xấu, song ảnh hưởng này khơng phải tồn bộ nền kinh tế đã nhận thức được ngay. Chỉ có nhà nước, với chức năng kinh tế vĩ mơ mới có thể nhận biết và dự đoán được những khiếm khuyết, bất ổn của nền kinh tế. Các chủ thể khác của nền kinh tế là người dân và doanh nghiệp không thể nhận thức được những vấn đề này do phạm vi ảnh hưởng và trách nhiệm xã hội khơng địi hỏi họ làm điều đó. Thực tế các cuộc khủng hoảng, bất ổn kinh tế
ở mọi quốc gia, mọi thời điểm cho thấy, khi khủng hoảng hay bất ổn diễn ra, các nhân tố của nền kinh tế trở nên rối loạn, mất phương hướng, mất khả năng tự điều chỉnh. Chỉ có nhà nước mới có khả năng nhận thức, dự báo được khủng hoảng hay bất ổn kinh tế. Và bằng quyền lực của mình, nhà nước mới có đủ thẩm quyền tun bố tình trạng khủng hoảng, bất ổn kinh tế - xã hội.
Xem lại lịch sử các cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, chúng ta thấy vai trò nhận thức của nhà nước là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành cơng hay thất bại của quá trình tái cơ cấu. Tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều được nhận thức và được xác nhận bởi các nhà nước cầm quyền. Nếu nhà nước không nhận thức được, khơng xác định tình trạng khủng hoảng, làm suy giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thì sẽ khơng có hành động tái cơ cấu. Ví dụ tiêu biểu là hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế Mỹ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1931, Nhà nước Mỹ đã chọn Lý thuyết kinh tế của Jonh Maynard Keynes làm cơ sở nhận thức và lý luận cho tái cơ cấu. Để đi đến lựa chọn lý thuyết này, Nhà nước Mỹ đã trải qua một cuộc đấu tranh về tư duy, lý luận sâu sắc. Đây chính là nhận thức của Nhà nước Mỹ trong quá trình khủng hoảng và khắc phục khủng hoảng. Với nội dung là những lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Keynes cho rằng, cần phải tổ chức lại toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa theo nguyên tắc lý thuyết mới. Như vậy, Nhà nước Mỹ nói riêng và các nhà nước tư bản nói chung đã phải gạt bỏ những lý luận và cách làm cũ, đồng thời gạt bỏ nhiều đề xuất về cách làm mới khác để chọn Lý thuyết kinh tế của Jonh Maynard Keynes làm giải pháp khắc phục khủng hoảng. Đây là q trình nhận thức của chính nhà nước. Sau đó nhà nước lại
phải chuyển hóa những nhận thức đó thành nhận thức và hành động của tồn xã hội. Nhà nước nhận thức đúng sẽ đưa ra được chương trình hành động đúng và kết quả cuộc đại khủng hoảng đã được khắc phục. Kết quả cụ thể của q trình nhận thức về tái cơ cấu đó là, nhà nước cơng nhận tình trạng khủng hoảng và ban hành chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế. Nhà nước cân đối các nguồn lực, lựa chọn mục tiêu, thiết lập hệ thống các giải pháp, phương hướng thực hiện tái cơ cấu, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cho hoạt động tái cơ cấu. Đây là việc lựa chọn mơ hình, nội dung tái cơ cấu, xác định đối tượng, phương pháp, phạm vi, lực lượng, thời gian, các kịch bản, cách thức tiến hành tái cơ cấu.
Vai trò nhận thức của nhà nước trong tình huống khủng hoảng, bất ổn kinh tế là rất quan trọng. Nó vừa là điểm khởi đầu cho q trình tái cơ cấu, song nó cũng là nội dung xun suốt q trình tái cơ cấu. Vai trị nhận thức của nhà nước sẽ quyết định nội dung, giải pháp tái cơ cấu. Như định nghĩa trên, tái cơ cấu có hai mục đích là khắc phục khiếm khuyết và tái cơ cấu để phát triển. Do đó, nội dung tái cơ cấu không cố định mà tùy thuộc điều kiện cụ thể do nhà nước nhận thức được. Từ nhận thức của nhà nước, tái cơ cấu có thể được thực hiện một cách tồn diện ở tất cả các khía cạnh như trong phần định nghĩa hoặc có thể thực hiện ở từng nội dung, đối tượng cụ thể. Lúc đó, biểu hiện vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu cũng có những nội dung riêng phù hợp với đối tượng, mục tiêu tái cơ cấu.
Tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ được tiến hành bởi riêng nhà nước, mà nó cịn cần phải được chuyển hóa thành hành động chung của nền kinh tế, của xã hội. Do đó, nhà nước phải vừa tự nhận thức được tình huống tái cơ cấu, vừa phải tuyên truyền, chuyển hóa những nhận thức này tới những chủ thể khác trong nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp để đạt sự thống nhất chung về mặt nhận thức trong thực hiện tái cơ cấu.