Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
4.3.4.3. Tập trung phát triển doanh nghiệp
Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp cùng với nhà nước và người dân là ba chủ thể của nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thơng qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp được ví như những tế bào trong nền kinh tế, liên tục sinh ra, phát triển, đào thải theo quy luật
nhưng xu hướng phát triển phải là xu hướng chủ đạo. Nền kinh tế càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng mở rộng, phức tạp, tinh vi thì vai trị, vị trí của doanh nghiệp càng quan trọng. Hiệu quả trong từng khâu, từng lĩnh vực, ngành nghề, từng hệ thống chức năng của nền kinh tế có thể được đồng quy về hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước cũng vì thế, chỉ được thể hiện cụ thể ở chính hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp.
Cơ cấu kinh tế phát triển, hoàn thiện đồng nghĩa với hệ thống doanh nghiệp mạnh, phát triển. Do đó, hoạt động tái cơ cấu mặc dù bắt đầu trước tiên từ nhận thức và trách nhiệm của nhà nước trong quản lý, điều hành xã hội, song chủ thể thực hiện trực tiếp lại chính là hệ thống doanh nghiệp. Mặc dù cịn rất nhiều khó khăn, song vai trị, vị trí của hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng và có trọng trách lớn. Vì vậy, muốn phát huy vai trò trong tái cơ cấu, nhà nước cần tập trung phát triển hệ thống doanh nghiệp, thông qua hệ thống doanh nghiệp để thực hiện các chương trình, mục tiêu tái cơ cấu. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Để làm điều đó, nhà nước cũng cần thực hiện các công việc sau:
+ Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nhà nước. Xác định rõ, cụ thể lĩnh vực, ngành nghề nhà nước cần chi phối để từ đó tập trung xây dựng doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nhà nước một cách có trọng điểm, cơng khai, minh bạch.
+Phát triển các chương trình kinh tế nhà nước theo hướng xã hội hóa, cơng khai, minh bạch để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp cùng được tham gia công bằng. Thực hiện công khai các quy hoạch, chủ trương, các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội để doanh nghiệp định hướng phát triển.
+ Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở tất cả các khâu, các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đây là phương pháp hiệu quả trong việc huy động và phát huy các nguồn lực tham gia vào nền kinh tế.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo quản trị doanh nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ, tiếp cận thông tin thị trường. Đẩy mạnh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các nguồn lực và thị trường, nhất là nguồn lực vốn và khoa học công nghệ.
+ Nhà nước xây dựng các chiến lược sản xuất, chiến lược kinh doanh quốc gia. Kêu gọi, huy động doanh nghiệp tham gia theo các hình thức thích hợp. Từ đó
giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành.
+ Tuyên truyền, động viên và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động tái cơ cấu, nhà nước tập trung cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng, phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, phát huy tính năng động để cùng nhau vượt qua khó khăn. Các doanh nghiệp phải có ý chí, chiến lược kinh doanh, quảng bá, nghiên cứu và phát triển, tích tụ vốn, nguồn nhân lực để thiết lập thế và lực trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn hình thức, giải pháp kinh doanh, bãi bỏ tư duy kinh doanh nhỏ lẻ, cơ hội, tăng cường liên kết, chủ động hội nhập, phát huy tính cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Ngồi ra, các doanh nghiệp phải nâng cao ý thức tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, xây dựng thị trường nội địa, cùng nhau kiểm soát thị trường, bảo vệ chế độ bản quyền, ngăn chặn các hành vi bán phá giá, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ các doanh nghiệp thành viên trước sự tấn công của hàng ngoại nhập và các vụ kiện bán phá giá.
+ Nhà nước định hướng và khơi dậy cho doanh nghiệp những giá trị xã hội. Đó là việc coi trọng và lấy con người làm gốc. Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lịng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ. Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là "tổ ấm" của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể, tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp. Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp, được tơn trọng, được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với cơng sức mà họ bỏ ra, có chế độ thưởng, phạt hợp lý. Doanh nghiệp cần xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp khơng những phải coi sản phẩm của mình là bộ phận làm nên quá trình phát triển của doanh nghiệp mà đó cịn tạo nên sự phát triển của nền kinh tế, của xã hội. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội khơng chỉ ở số lượng của cải, mà còn phải thỏa mãn được những nhu cầu nhiều mặt của xã hội hiện đại như ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động xã hội sẽ làm hình ảnh doanh nghiệp đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực, bền vững để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào cơng cuộc đổi mới, vì mục đích: "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.