Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 139 - 146)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

4.3.4.1. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế

dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế

Đối với Việt Nam, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế là yêu cầu chung của quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, để phát huy tốt vai trò của nhà nước, yêu cầu này càng trở nên cần thiết hơn và trở thành điều kiện đảm bảo cho quá trình tái cơ cấu hiệu quả. Rõ ràng, trong hàng loạt nguyên nhân dẫn đến những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, sự điều hành của nhà nước là một trong những nguyên nhân quan trọng. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường chưa được phân định rõ ràng dẫn đến việc nhà nước quản lý và can thiệp sâu vào nền kinh tế, thậm chí can thiệp đến những hoạt động kinh tế vi mô. Hiện tượng tham nhũng, lãng phí, khơng phân định được trách nhiệm làm môi trường sản xuất kinh doanh thiếu minh

bạch, tạo ra những lợi ích mang tính cục bộ, khơng chính đáng. Bản thân bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước thiếu hiểu biết về kinh tế, quan liêu, cửa quyền… đã tạo ra sức cản to lớn trong phát triển kinh tế. Để phát huy hơn nữa vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu, nhà nước cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế với các giải pháp cụ thể sau:

Về mặt nhận thức.

- Thống nhất quan điểm và thực hiện nhất quán việc chuyển đổi bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế từ nhà nước sản xuất sang nhà nước quản lý, phục vụ: Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế nhằm sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế gắn chặt với các hoạt động quản lý khác và là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động quản lý xã hội của nhà nước. Do đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, có tính độc lập tương đối trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Nội dung quản lý kinh tế của nhà nước được xác định dựa trên mối quan hệ của nhà nước với chủ thể kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế, là vấn đề mang tính nhận thức luận cần thay đổi trong q trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Xuất phát từ thể chế chính trị, từ mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam không chỉ là chủ thể quản lý nền kinh tế mà còn là chủ thể sở hữu và đại diện sở hữu nguồn lực to lớn của nền kinh tế. Do đó, nhà nước đã trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế trong nền kinh tế. Điều này đã làm giảm đi hiệu quả trong quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước. Về cơ bản, hoạt động kinh tế là hoạt động kiếm tìm lợi ích. Đầu tư trong hoạt động kinh tế càng nhiều thì mục đích kiếm tìm lợi ích càng lớn. Và khi nhà nước là chủ sở hữu của hệ thống nguồn lực kinh tế to lớn thì nhà nước hoặc sẽ phải tác động đến nền kinh tế để nhà nước có lợi ích kinh tế nhiều nhất, hoặc một nguồn lực kinh tế to lớn do nhà nước đại diện sở hữu sẽ không được tham gia hoạt động kinh tế. Giai đoạn 30 năm đổi mới vừa qua, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện phương án trực tiếp tham gia nền kinh tế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Và thực trạng hiện nay chính là hệ quả cho việc chọn lựa đó. Nhà nước tham gia và trực tiếp điều hành nền kinh tế nên nền kinh tế có bao nhiêu đối tượng thì nhà nước có bấy nhiêu cơ quan quản lý chuyên ngành. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế vì thế trở

nên cồng kềnh, phức tạp, thiếu khoa học, chồng chéo, nhiều tầng nấc quản lý trung gian. Hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, chưa đảm bảo cho kinh tế phát triển hiệu quả, bền vững. Hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế kém dẫn đến tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật có liên quan đến kinh tế tràn lan ở tất cả các cấp. Do đó, để nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nhất quyết phải thay đổi tư duy về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải khẳng định nhà nước chỉ làm một vai trò và nhất quyết chỉ làm một vai trò duy nhất là quản lý nhà nước về kinh tế. Xóa bỏ việc nhà nước tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống công cụ quản lý nhà nước về kinh tế. Kết quả của giải pháp này là tạo ra bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tinh gọn, hiệu quả, có nội dung, phương pháp quản lý về kinh tế phù hợp với mơ hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thống nhất chủ trương, quan điểm và nhận thức về cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế: Tái cơ cấu kinh tế là q trình sắp xếp, rà sốt, phân bổ lại nguồn lực, bao gồm tài nguyên, đất đai, khoa học cơng nghệ, các nguồn vốn trong và ngồi nước, thể chế chính sách, nguồn nhân lực… Những hoạt động này có ý nghĩa quyết định tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mơ hình tăng trưởng mới, tăng trưởng bền vững theo chiều sâu. Điều này đòi hỏi sự thống nhất cao về quan điểm, nhận thức của toàn xã hội, trong đó đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định là nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước. Việc phát triển cơ cấu kinh tế trong kinh tế thị trường của các nước trên thế giới là một quá trình phát triển lâu dài được điều tiết bởi các quy luật kinh tế. Chính các quy luật kinh tế đã điều tiết và tạo nên quá trình hình thành, biến đổi cơ cấu kinh tế. Các chính sách của nhà nước khơng có tác dụng quyết định mà chỉ có thể can thiệp vào q trình này với mức độ nhất định, thành công hay thất bại phụ thuộc vào tính đúng đắn, phù hợp của các chính sách này với các quy luật kinh tế và thực tiễn, được kinh tế thị trường chấp nhận. Với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, việc phân bổ nguồn lực đơi khi vẫn cịn tình trạng chủ quan, duy ý chí theo tư duy kế hoạch hóa, cơ chế xin cho, thậm chí cịn có thể bị chi phối bởi quan điểm, lợi ích cục bộ nhóm, ngành, địa phương như đã diễn ra trong thời gian qua. Cần khẳng định rằng, nhận thức và tư duy về chính sách phân bổ nguồn lực có ý nghĩa quyết định thành công hay không đối với việc tái cơ cấu kinh tế, thay đổi mơ hình tăng trưởng trong các giai đoạn sắp tới.

Trong tái cơ cấu kinh tế sẽ có những tư duy mới, phương pháp mới được thực hiện. Những cách làm quen thuộc cũ, phương pháp cũ kém hiệu quả sẽ bị xóa bỏ dẫn đến những áp lực mới, yêu cầu, mục tiêu mới trong quản lý nhà nước về kinh tế. Nếu chúng ta khơng có những thay đổi tư duy phù hợp, vẫn giữ tư duy, quan điểm, chính sách và cơ chế phân bổ nguồn lực như cũ, chắc chắn quá trình tái cơ cấu kinh tế, thay đổi mơ hình tăng trưởng sẽ khơng đạt được những thành cơng như chúng ta mong muốn, hiệu quả vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu sẽ suy giảm. Muốn nâng cao hiệu quả vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu, việc thống nhất chủ trương, quan điểm và nhận thức về cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế của là giải pháp cơ bản về mặt nhận thức. Kết quả cụ thể của giải pháp này là phải thể chế hóa được những nhận thức cơ bản về cơ cấu và tái cơ cấu kinh tế thành hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh, đồng bộ, khả thi để nhà nước và các đối tượng trong nền kinh tế thực hiện.

Về mặt hành động.

- Thực hiện nhất quán, nhà nước chỉ tham gia quản lý nền kinh tế: Sau khi Cách mạng Tháng 10 Nga thành cơng, giai cấp vơ sản giành được chính quyền, Lê- nin khẳng định, nhiệm vụ quan trọng nhất của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền khơng phải là tiếp tục đấu tranh với giai cấp tư sản mà là quản lý xã hội. Trong quản lý xã hội, nội dung quan trọng nhất là quản lý kinh tế. Quản lý nhà nước về kinh tế là nội dung hết sức quan trọng trong chức năng và nhiệm vụ mà nhà nước ở tất cả các quốc gia đều tập trung thực hiện hiệu quả. Việt Nam cũng cần phải như vậy, tức là nhà nước chỉ tập trung thực hiện quán lý nhà nước về kinh tế, khơng tham gia trực tiếp vào các q trình kinh tế. Vì vậy, thơng qua tái cơ cấu kinh tế, nhà nước cần chuyển đổi, định vị chính xác chức năng, nhiệm vụ của nhà nước là quản lý xã hội, quản lý kinh tế, giảm dần và tiến tới xóa bỏ chức năng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đưa ra là nhà nước đấu giá sử dụng, khai thác các nguồn lực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Như vậy, nhà nước hoàn toàn đứng ngoài các hoạt động kinh tế mà vẫn đưa được nguồn lực kinh tế do nhà nước sở hữu vào hoạt động kinh tế một cách hiệu quả, khơng ảnh hưởng tới vai trị quản lý kinh tế của nhà nước. Đối với những nguồn lực, những lĩnh vực, phạm vi, đối tượng mà nhà nước muốn kiểm soát, nhà nước thực hiện bằng các chương trình kinh tế, hoặc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nhà nước nhưng các doanh nghiệp này phải hoạt động theo thị trường, theo pháp luật kinh tế để thực hiện mục tiêu, yêu cầu mà nhà nước đặt ra.

- Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay gồm Chính phủ, các Ban, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nằm trong hệ thống chính trị, hoạt động trên các nguyên tắc của thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả cần tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể sau:

+ Tiếp tục hồn thiện thể chế chính trị, phân định rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cho phù hợp với mơ hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó chú trọng phân định thật cụ thể, khoa học chức năng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong quản lý nền kinh tế đất nước. Trong việc phân định này, cần xây dựng thể chế theo hướng Đảng, Nhà nước giữ vai trò chủ sở hữu các nguồn lực kinh tế, Chính phủ là cơ quan quản lý, điều hành nền kinh tế. Đây là nội dung mang tính căn bản trong thay đổi tư duy, phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế. Nó có tính quyết định tới thành cơng của mơ hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

+ Sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến địa phương thành một hệ thống thống nhất, đồng bộ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, xóa khâu trung gian, xóa bỏ sự chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, xóa bỏ sự phân vùng trong quản lý kinh tế, xóa bỏ hình thức quản lý mang tính đặc thù của do chính quyền địa phương thiết lập, xóa bỏ phương pháp can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng phục vụ, kiến tạo, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Trong giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu, tập trung xóa bỏ việc cơ quan quản lý nhà nước là chủ quản trực tiếp của doanh nghiệp bằng cách chuyển giao quyền chủ quản về một cơ quan quản lý độc lập, thuộc sự quản lý của Đảng, Nhà nước nhưng độc lập với sự điều hành của Chính phủ.

+ Đổi mới hoạt động của Chính phủ trong tái cơ cấu kinh tế với ý nghĩa Chính phủ chỉ là bộ phận quản lý nhà nước về kinh tế. Việc đổi mới này cần tiến hành động bộ trong cả thẩm quyền, chức năng, tổ chức bộ máy và trong mối quan hệ với Đảng, Nhà nước - chủ thể sở hữu các nguồn lực kinh tế. Chính phủ thống nhất và tập trung quyền, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đảng, Nhà nước giao, được thể chế hóa bằng hoạt động lập pháp của Quốc

hội. Từ đó, Chính phủ rà sốt lại chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện những chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của Chính phủ, loại bỏ những chức năng không phù hợp. Khắc phục sự chồng chéo chức năng, đầu mối trong quản lý nhà nước về kinh tế của Chính phủ bằng cách thu hẹp đầu mối, sát nhập, thu gom những cơ quan quản lý có cùng chức năng, đối tượng, phạm vi, những cơ quan quản lý nằm trong cùng một quy trình quản lý độc lập. Chính phủ tập trung hình thành cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế mang tính tổng hợp, tức là có khả năng thực hiện hết một hoặc một số quy trình quản lý nhà nước về kinh tế, do Chính phủ phân công, ủy quyền một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về kinh tế.

+ Xây dựng hệ thống thể chế về tổ chức cụ thể, đồng bộ, công khai nhằm quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. Tăng cường quy trình hóa, chuẩn hóa, số hóa, mở rộng phương thức giao dịch điện tử trong hoạt động quản lý kinh tế ở một số đối tương, một số nội dung, phạm vi và hoạt động quản lý phù hợp, trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuyên truyền rộng rãi, phổ biến công khai những quy định này để cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và người dân cùng biết, cùng thực hiện và giám sát thực hiện.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về kinh tế: Trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, cán bộ, công chức tại các cơ quan chức năng là người trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý kinh tế của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Yêu cầu với đội ngũ cán bộ, cơng chức này là phải có hiểu biết về kinh tế, hiểu biết về pháp luật và các kỹ năng cần thiết khác trong thực thi công vụ. Phải xác định rõ, đội ngũ cán bộ, công chức này không phải là cấp trên của doanh nghiệp, không thể làm thay chức năng quản trị doanh nghiệp của nhà kinh doanh. Họ phải làm việc theo pháp

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w