Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 58)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Vân Đồn ảnh hưởng phát

3.1.2. Điều kiện kinh tế

3.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế của Khu hiện tại còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng hết sức nhỏ bé; các ngành dịch vụ và du lịch đã có khởi sắc nhưng mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Những năm vừa qua đã có sự khởi sắc: các ngành dịch vụ đã có đóng góp nhiều hơn, nông nghiệp giảm đi trong giá trị sản xuất của khu.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2010 (theo giá 94) đạt 632,2 tỷ đồng, theo giá hiện hành đạt 1506,5 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.180 nghìn đồng một tháng, khoảng 14,2 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 750 USD/người), bằng 58% mức bình quân của tỉnh và 65% mức bình quân cả nước.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành, lĩnh vực Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng cộng 630,9 689,1 712,8 735,2 801,1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 279,7 285,5 299,3 301,1 312,1 Công nghiệp và xây dựng 182,5 232,1 235,1 243,6 287,9 Dịch vụ 168,7 171,5 178,4 190,5 201,1

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện

Theo số liệu thống kê của huyện Vân Đồn đến năm 2014 nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2014 khoảng 6.2%/năm. Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,65%, công nghiệp, TTCN và xây dựng tăng 3,45%, và các ngành dịch vụ tăng 2,15%/năm.

Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2014, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40,4%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 30,1%; các ngành dịch vụ chiếm 29,5%. Cơ cấu đó ở năm 2010 là 40,4%; 30,1%; 29,5%. Như vậy khối các ngành dịch vụ đã tăng khá nhanh, trong đó các ngành sản xuất giảm mạnh.

Bảng 3.2. Cơ cấu ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Ngành, lĩnh vực Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 40,4 41,4 41,9 42,2 38,9 Công nghiệp và xây dựng 30,1 33,6 32,9 33,1 35,9 Dịch vụ 29,5 25,0 25,2 24,7 25,2

- Thu chi ngân sách: Theo số liệu thống kê năm 2014 của huyện, thu ngân sách trên địa bàn Vân Đồn năm 2014 đạt 35,12 tỷ đồng, đạt trên 55% dự toán tỉnh giao. Tỷ lệ huy động ngân sách địa phương bằng khoảng 10% giá trị gia tăng và chỉ đáp ứng gần 25,5% chi thường xuyên. Hàng năm tỉnh thường phải bổ sung nguồn ngân sách lớn. Nguồn thu từ địa phương chủ yếu từ thuế nhà đất, lệ phí trước bạ, tiền cho thuê mặt đất và mặt nước.

Chi ngân sách của Vân Đồn năm 2014 là 252,6 tỷ đồng, trong đó chủ yếu chi thường xuyên, chi cho quản lý và giáo dục chiếm 81,1%; chi cho XDCB chiếm khoảng 25%. Trong thời gian qua việc chi ngân sách đã thực hiện tốt theo dự toán. UBND huyện đã chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sử dụng kinh phí đúng chính sách và thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.

- Tổng vốn đầu tư phát triển KT-XH năm 2014 đạt 670 tỷ đồng, chủ yếu vốn đầu tư từ các chương trình và dự án quốc gia. Vốn đầu tư đã được sử dụng trong việc tổ chức xây dựng các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Đồn, đập nước Đồng Doọng, hồ chứa nước Lòng Dinh, nâng cấp cảng Cái Rồng; thi công các công trình trọng điểm, công trình phục vụ dân sinh như: đường 334, đường nhánh 334; Bệnh viện đa khoa, hệ thống điện lưới, trụ sở làm việc và một số công trình thuỷ lợi. Công tác triển khai các thủ tục đầu tư, lập hồ sơ khối lượng các công trình chuyển tiếp của một số đơn vị được giao nhiệm vụ còn chậm, chất lượng thi công một số công trình chưa đạt yêu cầu, công tác giải phóng mặt bằng có lúc chưa kịp thời và còn vướng mắc, ảnh hưởng tới tiến độ thi công một số công trình.

Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, cho tới nay, vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của khu, đặc biệt là nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản.

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2010 đạt 287,7 tỷ đồng, tăng 13,2%/năm giai đoạn 2005-2010 (giai đoạn 2001-2005 tăng 15,5%/năm). Trong đó nông nghiệp tăng 8,6%, thủy sản tăng tới 14,5%. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2010 đạt 608,6 tỷ đồng (theo giá hiện hành) trong đó giá trị nông nghiệp chiếm 25,2%; lâm nghiệp chiếm 3,2%, còn lại 71,6% là giá trị của thủy sản.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và tăng trưởng ngành nông nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị sản xuất (giá 94) Tỷ đ. 279,7 285,5 299,3 301,1 312,1 - Nông nghiệp “ 43,7 51,2 52,4 56,8 61,2 - Lâm nghiệp 16,6 17,5 18,2 20,1 21,5 - Thuỷ sản 219,4 216,8 228,7 224,2 229,4 Sản lượng lương thực Tấn 3.040 2.955 2.850 2.800 2.750

Nguồn: Niên giám thống kê huyện a) Nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp, bao gồm cả đất cho sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 61,3%. Diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 1.478 ha, trong đó diện tích cấy lúa khoảng 906 ha. Sản lượng lương thực bình quân 5 năm đạt 3.040 tấn, trong đó thóc 2.874 tấn. Bình quân lương thực đầu người không cao, khoảng trên 80kg/người. Diện tích đất vùng đồi của khu khá lớn. Vừa qua đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất các loại cây ăn quả, cây dược liệu và các loại cây rừng khác.

Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng một số loại cây trồng Đơn vị 2011 2012 2013 2014 Đơn vị 2011 2012 2013 2014 Sản lượng - Sản lượng lương thực có hạt Tấn 3.353 3.125 3.321 3.374 Trong đó: Thóc " 3.143 2.953 3.110 3.174 - Lạc vỏ " 150 129 112 109 - Ngô Tấn 1.160 1.160 211 200 - Khoai " 720 734 570 570 - Sắn " 183 216 46 45 - Đậu đỗ " 20 14 20 16,6 Diện tích Ha - Lúa Ha 936 941 906 868 - Lạc vỏ " 117 103 89 83 - Ngô " 95 92 96 63 - Khoai " 121 123 95 95 - Sắn " 30 36 7 7,5 - Đậu đỗ " 23 17 21 20

Nguồn: Niên giám thống kê huyện

Chăn nuôi cũng được chú trọng. Tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành, từ 51,8% (năm 2010) lên khoảng 75% (năm 2014).

Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh dịch, tuy nhiên một số điểm chăn nuôi chưa theo quy định nên dịch bệnh thông thường vẫn còn xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm. Tổng số đàn trâu năm 2014 có khoảng 2.000 con; đàn bò có 1.400 con, tỷ lệ bò lai trên 30,7%; đàn lợn là 16.100 con và đàn gia cầm đạt 84.000 con.

Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi

Vật nuôi Đơn vị Năm

2011 2012 2013 2014 Đàn trâu Con 1.768 1.940 1.980 2.000 Đàn bò Con 839 991 1.300 1.400 - Bò lai 179 297 390 430 Đàn heo Con 14.055 14.000 15.500 16.100 SL thuỷ sản Tấn 7.870 8.750 11.650 12.500

Nguồn: Niên giám thống kê huyện b) Lâm nghiệp

Thấy được thế mạnh của khu là đất rừng, các địa phương đã tổ chức khai thác tốt nguồn lợi này. Đến nay đã trình tỉnh phương án rà soát 3 loại rừng, quy hoạch khoanh nuôi bảo vệ phục vụ phát triển kinh tế chung. Đã trồng được 57.050 cây bảo vệ môi trường; 1.292 ha rừng tập trung, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Các sản phẩm khai thác từ rừng có: gỗ rừng trồng là 7.079 m3, tre nguyên liệu giấy 881 tấn, khai thác nhựa thông 175 tấn.

Rừng tự nhiên chủ yếu là kiểu rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, xen rừng tre nứa thuộc loại rừng nghèo. Rừng có độ sinh trưởng tốt, rừng ngoài đảo tái sinh nhanh hơn trong đất liền với 337 loài cây gỗ, 200 chi, 75 họ. Các lâm đặc sản dưới tán rừng còn ít chủng loại, gồm song, mây và một số cây dược liệu quí như tắc kè, mã kích, sa nhân, hà thủ ô... Có khu bảo tồn đa dạng sinh học tại đảo Ba Mùn.

Rừng trồng chiếm diện tích khá lớn, chủ yếu là trồng các cây lấy gỗ và thông nhựa ở khu vực Đài Vạn. Năm 2010 đã trồng được trên 1.000 ha rừng tập trung, trong đó rừng sản xuất chiếm 46%. Trong 5 năm đã trồng được trên 5.700 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt gấn 60% vào năm 2010.

c) Thủy sản

Hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn được duy trì và ngày càng phát triển nhanh. Tổng sản lượng khai thác năm 2014 đạt 15.500 tấn, tăng 45% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng khai thác tự nhiên đạt 10.150 tấn (kể

cả sản lượng Sứa), khai thác bằng nuôi trồng đạt trên 5.000 tấn. Giá trị tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt trên 300 tỷ đồng.

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được quan tâm đầu tư phát triển mạnh với tổng diện tích 2.930 ha, tăng 430 ha so với cùng kỳ, diện tích nuôi nhuyễn thể trên 2.500 ha; riêng nuôi tù hài, hầu biển, ốc các loại đã có hơn 1.000 hộ gia đình và tập thể tham gia. Sản lượng thu hoạch năm 2014 ước đạt 2.000 tấn, trị giá hơn 140 tỷ đồng. Bên cạnh đó việc khai thác, sơ chế Sứa theo mùa vụ tập trung tại các xã tuyến đảo đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Các cơ sở dịch vụ hậu cần thuỷ sản hoạt động tốt tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản phát triển.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn Vân Đồn còn rất nhỏ bé và đang trong quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp. Công nghiệp mới chỉ bằng 0,4-0,5% công nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Vân Đồn năm 2014 đạt 182,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2005 - 2010 công nghiệp có nhịp tăng tương đối lớn 16,5%, giai đoạn 2010 - 2014 tăng cao hơn, khoảng 27,5%/năm. Giá trị sản xuất của ngành chiếm một tỷ trọng không lớn, khoảng 20-25% giá trị sản xuất toàn khu, chủ yếu là lĩnh vực Công nghiệp chế biến nông, hải sản và xây dựng có nhịp độ tăng rất cao. Thu hút vào công nghiệp khoảng 700-800 lao động.

Cơ cấu ngành nghề công nghiệp còn giản đơn, gồm các nhóm ngành khai thác: khai thác đánh bắt và chế biến hải sản và chế biến nông - lâm sản chiếm khoảng 35,2%, các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc, đồ gia dụng,... khoảng 17,4%, còn lại các ngành khác. Trình độ trang thiết bị, kỹ thuật còn thấp, công nghệ lạc hậu, thủ công kém hiệu quả. Các sản phẩm công nghiệp chất lượng còn thấp, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, chủ yếu tiêu thụ tại chỗ.

Trên địa bàn có các doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh hoạt động. Đó là Xí nghiệp Hợp lực Mai Quyền khai thác du lịch, dịch vụ; Công ty TNHH Hoa Phong dịch vụ điện nước và xây

dựng; Công ty khai thác cát thuỷ tinh Vân Hải (thuộc Bộ Công thương) khai thác bình quân khoảng 1,5 triệu m3/năm. Công ty chế biến thuỷ sản Cái Rồng (thuộc tỉnh quản lý) công suất 0,8-1 triệu lít nước mắm một năm. Ngoài ra còn có hàng chục hộ sản xuất cơ khí, sửa chữa và chế biến gỗ; hàng chục hộ chế biến thủy sản, chủ yếu là cá khô và nước mắm.

Các loại sản phẩm chủ yếu của địa phương được duy trì sản xuất và tiêu thụ ổn định, trong đó sản phẩm nước mắm Cái Rồng là 870 lít, tăng 3% so với cùng kỳ; mộc dân dụng 1.336m3, tăng 20% so với cùng kỳ. Đã và đang tiến hành khảo sát, thống kê, xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Vân Đồn trong những năm tới. Triển khai một số đề án điện sức gió tại xã Ngọc Vừng, Thắng Lợi và đào tạo nghề đan mây tre tại xã Vạn Yên.

Thương mại - dịch vụ, du lịch: - Thương mại - dịch vụ

Thương mại, dịch vụ được củng cố và từng bước phát triển. Tuy thế vẫn còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn. Hiện tại đã đầu tư cải tạo xây dựng chợ trung tâm ở thị trấn Cái Rồng và đã tạm ổn định về quản lý và kinh doanh.

Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2014 đạt 444,4 tỷ đồng theo giá hiện hành, chiếm 29,5% giá trị sản xuất toàn khu. Toàn ngành dịch vụ có nhịp tăng khá cao. Giai đoạn 2005 - 2010 ngành dịch vụ tăng 11,6%, nhưng đến giai đoạn 2010 - 2014 dịch vụ tăng cao hơn, trên 32,5%/năm.

Dịch vụ đã bắt đầu phát triển đa dạng. Các mặt hàng trên thị trường phong phú; một số doanh nghiệp, hộ gia đình đã đầu tư nguồn vốn kinh doanh buôn bán theo hình thức chi nhánh, đại lý tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm hàng hoá. Tổng mức bán lẻ năm 2010 ước đạt khoảng trên 200 tỷ đồng, tăng 16,1%/năm trong giai đoạn 2010 - 2014. Mạng lưới dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng), dịch vụ công cộng, phương tiện phục vụ du lịch (ô tô, thuyền máy...) đã bắt đầu đi vào hoạt động sôi nổi. Hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần phát triển KT-XH của Vân Đồn; các mặt hàng

xuất khẩu chủ yếu gồm các loại hải đặc sản như: tôm, mực, sò huyết, ngọc trai; các loại cá có giá trị như song, thu, nhụ, đé, ngừ; lâm sản quý như nhựa thông, dược liệu, mật ong. Hàng hoá nhập khẩu gồm máy móc nhỏ, ngư cụ, dụng cụ cơ khí, thiết bị động cơ thuỷ, các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, văn phòng phẩm...

- Du lịch

Ngành du lịch của khu đã có sự khởi sắc. Tận dụng thế mạnh sẵn có của thiên nhiên và xã hội, ngành du lịch đã đi vào hoạt động sôi nổi, nhất là trong dịp hè. Vừa qua các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, tổ chức tốt việc đón tiếp khách trong mùa du lịch. Đồng thời tổ chức tốt một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu du lịch của địa phương như: Hội chợ xúc tiến thương mại và du lịch huyện Vân Đồn lần thứ I, tham gia lễ hội du lịch Hạ Long hàng năm; Tuần lễ khám phá vịnh Hạ Long...

Đến nay, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có trên 60 cơ sở lưu trú du lịch với trên 720 phòng nghỉ; trong đó có trên 500 phòng đạt chuẩn tối thiểu; 35 cơ sở đã được phân loại, xếp hạng theo quyết định của sở Văn hóa thể thao và Du lịch đạt 50%. Trong năm 2014 đã đón trên 650.000 lượt khách, đạt 95% kế hoạch. Đặc biệt các xã đảo đã có mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới nghỉ. Tổng lượng khách tới du lịch, nghỉ dưỡng trong 5 năm vừa qua ước đạt trên 1,8 triệu lượt người, tăng 7 lần so với giai đoạn 2005 - 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)