5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố khác nhau (khí hậu, đất đai; sinh vật), chúng luôn tác động đồng thời tạo thành một tổ hợp sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của các loài thực vật của rừng và phát triển kinh tế rừng.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có một điều kiện sinh thái nhất định và cũng có một kiểu rừng đặc trưng với một cảnh quan địa lý riêng biệt. Ở vùng ôn đới có đặc trưng cơ bản của cấu trúc rừng cây lá kim thuần loài, đều tuổi. Còn rừng mưa vùng nhiệt đới được đặc trưng bởi các cây lá rộng thường xanh, có cấu trúc phức tạp về thành phần loài, khác tuổi. Khả năng tập hợp các loài cây thành các quần hợp khác nhau là một sự kiện trong thực tế thiên nhiên đây không phải là sự ngẫu nhiên. Trong điều kiện môi trường của vùng nhiệt đới với lượng mưa dồi dào) lượng nhiệt và ánh sáng đầy đủ và chênh lệch không lớn trong năm là thích hợp với biên độ sinh thái hẹp của nhiều loài cây đã tạo ra thảm thực vật phong phú riêng của rừng nhiệt đới. Sự đấu tranh sinh tồn ở Tây Âu tuy vẫn xảy ra nhưng không gay gắt, do đó mà các cá thể của nhiều loài có thể cùng tồn tại bên nhau. Tuy nhiên trong những điều kiện khí hậu, đất đai nhất định có những loài cây thích hợp sẽ chiếm ưu thế trong từng sinh thái của quần thể: Theo Thái Văn Trừng (1970), số loài cây ưu thế trong một
hệ sinh thái rừng thường không quá 10 loài, tỉ lệ cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm khoảng 5%, và tổng số cá thể của 10 loài ưu thế đó phải chiếm 40-50% tổng số cá thể cây của tầng tập quần của quần thể trên một đơn vị diều ra.
Khí hậu được xem là yếu tố quyết định sự hình thành các đai rừng theo vĩ độ khác nhau trên thế giới. Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt đó và độ ẩm có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên sự phân bố rừng theo vĩ độ và theo độ cao. Trong cùng một diều kiện khí hậu thì đất đai sẽ có vai trò quan trọng hình thành nên các thực vật khác nhau. Như đất ngập mặn ven biến hình thành các rừng ngập mặn, đất đối núi hình thành từ các loại đá mẹ khác nhau sẽ hình thành những quần thể thực vật tương ứng.
Ngày nay, con người cũng có tác động không nhỏ làm thay đổi sự phân bố của các loại cây rừng. Nhiều khu rừng tự nhiên đã bị biến mất hoặc thay vào đó là các khu rừng trồng với những loài cây không phải là khu vực phân bố tự nhiên của chúng, như các rừng bạch đàn hay keo đang được trồng khá nhiều ở vùng đồi núi phía bắc nước ta.