Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện
4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững kinh tế rừng
4.2.2.1 Giải pháp về khoa học công nghệ
Ưu tiên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu để nhanh chóng tiếp cận và chuyển giao các công nghệ mới. Trong đó chú trọng nghiên cứu, chuyển giao các phương thức kinh doanh rừng tổng hợp, bền vững; kỹ thuật nhân giống mới có năng suất cao; kỹ thuật nông lâm kết hợp có hiệu quả; công nghệ mới, hiện đại trong chế biến sâu lâm sản... Đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Quan tâm hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng giống, thực hiện quản lý tốt chuỗi hành trình về giống nhằm đảm bảo giống đưa vào trồng rừng phải có năng suất, chất lượng cao.
Công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái: Tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là
các loài quý hiếm, đặc hữu. Phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài thực hiện các đề tài, dự án Khoa học công nghệ về phục hồi hệ sinh thái rừng; điều tra, đánh giá về tài nguyên, đặc biệt là hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các loài quý hiếm, đặc hữu trong vùng nghiên cứu...
Có chính sách khuyến khích ưu tiên đổi mới và ứng dụng công nghệ có tính đột phá như: Công nghệ sinh học trong lai ta ̣o và sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng và có giá tri ̣ về kinh tế và môi trường, công nghệ chế biến lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng theo hướng công nghiệp. Xây dựng mô hình về quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Có chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững; xây dựng chứng chỉ rừng để sản phẩm lâm nghiệp của Tỉnh tiếp cận với thị trường thế giới.
Đầu tư nâng cấp hệ thống vườn ươm hiện có theo hướng hiện đại, tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh Trung tâm giống chất lượng cao của huyện nhằm đảm bảo cung ứng đủ giống có chất lượng phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nhập các giống cây cho năng xuất và sản lượng cao chuyển giao cho các hộ gia đình.
4.2.2.2 Giải pháp về vốn
- Tập trung các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn phát triển rừng, phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong và ngoài vùng dự án; vận dụng và tổ chức thực hiện linh hoạt Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ trồng rừng sản xuất và hỗ trợ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp theo chính sách hiện hành.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản thông qua chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư.
Để có nguồn vốn đảm bảo đầu tư thực hiện để án cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; và sự ủng hộ của Tỉnh Quảng Ninh theo nghị quyết số 151 về Quy hoạch bảo vê ̣ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương đã ban hành; kêu gọi sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình, dự án quốc tế để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng.
- Tổ chức thực hiện nghiêm Nghi ̣ định 99/NĐ-CP của Chính phủ về chi trả di ̣ch vụ môi trườ ng rừng; nhanh chóng tiếp cận và tham gia vào dự án REDD để được cấp chứng chỉ carbon nhằm tăng nguồn thu cho lâm nghiệp; nghiên cứ u xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đă ̣c thù đố i với diê ̣n tích quy hoạch rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích quy hoa ̣ch rừng phòng hộ củ a các Ban QL rừng phòng hộ, đă ̣c du ̣ng được góp quỹ đất để liên doanh, liên kết hoặc được thế chấp vay vố n lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuấ t lâm nghiệp.
- Khuyến khích, vận động các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư với cơ chế thông thoáng; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi; từng bước tiếp cận và thực hiện chứng chỉ carbon để quản lý rừng bền vững, đảm bảo có nguồn thu.
- Lồng ghép các chương trình, dự án về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh để góp phần đầu tư cho lâm nghiệp.