Phát triển bền vững kinh tế rừng và các vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 76)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện Vân đồn tỉnh

3.2.3. Phát triển bền vững kinh tế rừng và các vấn đề môi trường

Sau khi thực hiện chính sách giao đất giao rừng, người dân được nhân đất, nhận rừng nên mọi người có ý thức hơn trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Từ khi giao đất giao rừng đến này diện tích trồng rừng đang tăng mạnh, các công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đều được triển khai đến các chủ rừng, nhờ làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng cho nên, hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc làm pha hoại cây trồng hầu như không còn.

Đặc biệt là khi có chính sách giao đất, giao rừng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn được khoanh nuôi, bảo vệ tốt, diện tích rừng trồng được tăng lên làm cho tài nguyên đất rừng bền vững, từng bước nâng cao diện tích che phủ của rừng trên địa bàn thị trấn. Rừng là “ lá phổi xanh” ngoài chức năng về kinh tế và xã hội rừng nhiều còn chức năng như: Hạn chế ô nhiễm môi trường, hàng năm rừng cung cấp cho con người hành tấn oxi và hút CO2 bụi bẩn, rừng hạn chế xói mòn đất, bảo vệ rừng giữ được nguồn nước ngầm và hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước.

Nhưng bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước đang một ngày gia tăng do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học không hợp lý. Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường và sử dụng đất có hiệu quả.

Bảng 3.11. Bảng đánh giá các loại cây lâm nghiệp Loại cây lâm nghiệp Loại cây lâm nghiệp

Tiêu chí Keo Thông Bạch đàn Sa mộc Hạn chế xói mòn 9 7 7 8 Độ che phủ cao 8 7 7 7 Cải tạo đất tốt 10 6 8 8 Giữ nước tốt 8 6 7 7 Tổng điểm 35 26 29 30 Xếp hạng I IV III II

Nguồn: Báo cáo lâm nghiệp huyện

Hiệu quả bảo vệ môi trường của các loại cây lâm nghiệp được thể hiện thông qua số điểm mà mỗi loại cây có được loại cây nào có điểm số càng cao thì khả năng bảo vệ môi trường càng tốt.

Qua biểu cho ta thấy: Cây đạt tổng số điểm cao nhất là cây Keo với (35điểm) đây là loại cây phổ biến nhất có độ che phủ cao, khả năng cải tạo đất tốt, đứng thứ 2 là cây Sa mộc với (30 điểm), xếp thứ ba là cây Thông (29 điểm), và xếp cuối cùng là cây Bạch đàn (26 điểm).

Qua kết quả khảo sát về hiệu quả kinh tế và hiệu quả về môi trường của cây trồng lâm nghiệp, ta thấy cây lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào công việc xóa đói giảm nghèo, sử dụng đất bền vững và có hiệu quả hơn.

Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy hiệu quả môi trường từ chính sách giao đất giao rừng là rất rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)