Những kiến nghị đối với UBND huyện Vân Đồn trong công tác phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Những kiến nghị đối với UBND huyện Vân Đồn trong công tác phát

triển rừng

- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp cho cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Chú trọng bồi dưỡng và nâng cao cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu, công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản, trang trại lâm nghiệp và các làng nghề thủ công.

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và lao động phụ nữ.

- Nâng cao nhận thức cho người dân, đưa giáo dục môi trường rừng vào chương trình giảng dạy của các trường học.

- Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững, xây dựng chứng chỉ rừng bền vững để sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh tiếp cận với thị trường thế giới.

- Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA. Tiếp cận các nguồn vốn của Quỹ Ủy thác lâm nghiệp (TFF), Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Cơ chế phát triển sạch (CDM). Tạo điều kiện và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế biến lâm sản và chuyển giao công nghệ.

KẾT LUẬN

Huyện Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh về phát triển nghề rừng, phát triển ngành lâm nghiệp. Có thể nói việc trồng rừng đã và đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện có hướng đi phù hợp với xu thế trong giai đoạn hiện nay. Nghề rừng đã tạo công ăn việc làm cho lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề theo hướng tập trung. Biến sản xuât nông nghiệp theo hướng độc canh sang theo hình thức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn cung cấp cho thị trường.

Phát triển rừng của huyện đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đưa nền kinh tế nông nghiệp miền núi, hải đảo đi lên, chuyển dịch kinh tế huyện nhà để phát triển cùng với nền kinh tế thế giới. Đến năm 2013, diện tích đất có rừng của huyện là 40.092,33 ha tăng 329,5 ha so với năm 2010 (Rừng phòng hộ: 11.573,59 ha, chiếm 28,87% tổng diện tích rừng, rừng sản xuất: 22.360,74 ha, chiếm 55,77%, rừng đặc dụng: 6.158,00 ha chiếm 14,73% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 15,36% đất lâm nghiệp của huyện), bình quân hàng năm trồng rừng mới đạt từ 1000 ha, riêng năm 2013 trồng mới 950 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đề tài: “Phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiện về phát triển rừng bền vững, tiến hành nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân Đồn. Đề tài cũng đã đưa ra kiến nghị đối với huyện Vân Đồn cũng như đưa ra những đề xuất, giải pháp để có thể phát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung và kinh tế rừng nói riêng theo hướng bền vững. Các biện pháp được đề xuất bao gồm: Giải pháp về tổ chức quản lý; Giải pháp về giao đất, khoán rừng; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về vốn; Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng; Và một số giải pháp khác về nguồn lực và hợp tác quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Sản, Lê Trọng Cúc (1978), Sinh quyển và vị trí con người,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Hoàng Hòe (Chủ biên) (1998), Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành (1997), Môi trường và phát triển bền vững ở miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Quốc Tuấn, Khoa học môi trường, Khoa môi trường và tài nguyên, Đại học Nông Lâm.

5. Nguyễn Ngọc Sinh(Chủ biên) (1984), Một trường và tài nguyên Việt Nam,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Lê Bá Thảo (1977), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

7. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và Môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Phòng Nông nghiệp huyện Vân Đồn; Báo cáo phát triển lâm nghiệp

năm 2013; huyện Vân Đồn.

10. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

11. Thế Đạt, Sinh thái học và các hệ kinh tế - sinh thái ở Việt Nam, Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa.

12. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

13. UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, huyện Vân Đồn.

14. UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012, huyện Vân Đồn.

15. UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013, huyện Vân Đồn.

16. UBND huyện Vân Đồn, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, huyện Vân Đồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)