5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nội dung phát triển kinh tế rừng bền vững
- Phát triển rừng bền vững về kinh tế: Đảm bảo phát triển kinh tế rừng nhanh và duy trì tốc độ ấy trong một thời gian dài. Phát triển rừng được coi là phát triển bền vững phải đảm bảo các yêu cầu về: Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành cao và ổn định; GDP/ đầu người của ngành cao và thường xuyên tăng lên, có cơ cấu GDP hợp lý… làm cho tổng GDP của ngành ổn định và tăng lên tránh được suy thoái và sự đình trệ trong tương lai.
Do vậy, khi xem xét khía cạnh này, một số chỉ tiêu thường được sử dụng như sau: (1) GDP bình quân đầu người, (2) Tốc độ tăng trưởng GDP, (3) Cơ cấu GDP ngành lâm nghiệp, (4) Tổng đầu tư xã hội, (5) Thu nhập gia tăng từ lâm nghiệp,…
- Phát triền rừng bền vững về xã hội: Xã hội bền vững là một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng nhanh đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, chính trị ổn định và quốc phòng an ninh được đảm bảo. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư tham gia hoạt động phát triển rừng ngày càng nâng cao.
Khi xem xét khía cạnh này, một số chỉ tiêu thường được sử dụng như: (1) Số lao động hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, (2) Số việc làm tăng thêm do lâm nghiệp, (3) Tỷ lệ hộ nghèo, (4) Thu nhập của nghề trồng rừng, (5) Trình độ của người dân,…
- Phát triển rừng bền vững về môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bền vững về môi trường cần đảm bảo các chỉ tiêu, chức năng cơ bản là: + Bền vững về môi trường tự nhiên phải đảm bảo số lượng và chất lượng trong sạch môi trường, cảnh quan… Quá trình khai thác và sử dụng không được làm giảm số lượng và chất lượng của các yếu tố đó dưới giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
+ Bền vững về môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động học tập của con người..) không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại.
Bền vững về tài nguyên thiên nhiên cần đảm bảo:
+ Đối với các loại tài nguyên tái tạo được, chỉ khai thác và sử dụng trong giới hạn những tài nguyên đó được khôi phục lại về số lượng.
+ Đối với các loại tài nguyên không tái tạo được, chỉ khai thác, sử dụng ít hơn, bằng số lượng và chất lượng do thiên nhiên tạo ra hoặc bằng phương pháp nhân tạo thay thế.
Khi xem xét khía cạnh này, một số chỉ tiêu thường được sử dụng như: (1) Trữ lượng nguồn lợi, (2) Mức độ ô nhiễm môi trường, (3) Mức độ đa dạng sinh học, (4) Số lượng lâm sản đã khai thác.