Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện
4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập
cộng đồng
4.2.3.1. Ổn định dân cư
Để ổn định dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững kinh tế rừng Vân Đồn.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; về ổn định dân cư; về di chuyển dân ra khỏi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng dễ xảy ra thiên tai nguy hiểm cho nhân dân; thường xuyên kiểm ra, rà soát nắm chắc tình hình dân cư trên địa bàn.
+ Phối hợp với chính quyền cơ sở, các thôn, bản bố trí đủ đất sản xuất (đất trồng lúa, đất trồng màu, đất lâm nghiệp) cho hộ tái định cư sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ tái định cư (di chuyển ra khỏi rừng đặc dụng, phòng hộ), giúp hộ tái định cư ổn định sản xuất và đời sống.
4.2.3.2. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công
Đầu tư Xây dựng các mô hình trình diễn và các lớp học hiện trường về giống, mô hình Nông - Lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, sử dụng bếp cải tiến hạn chế sử dụng củi đốt,... tại các thôn, xã trong khu vực để chuyển giao TBKHKT đến với người nông dân nhằm đảm bảo tính bền vững sinh thái; đồng thời nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động cho các hộ trong vùng; nghiên cứu phát triển các ngành nghề mới, tập trung vào chế biến nông lâm sản và sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp (như dệt thổ cẩm, mây tre đan...) phục vụ cho khách du lịch, nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực.
Thực hiện tốt chính sách giao đất gắn với giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong hồ sơ giao đất, khoán rừng cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với diện tích rừng và đất rừng được giao khoán, đặc biệt
là cần phải nhấn mạnh việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân.
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai tại địa phương, như: CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình đào tạo nghề và việc làm (trong đó có hợp phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn), Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm tranh thủ các nguồn lực, cải thiện hệ thống điện, đường, trường, trạm, chợ lưu thống hàng hóa...; nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi bộ mặt nông thôn trong vùng nghiên cứu.