5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các nhân tố về kinh tế kỹ thuật
Để phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành rừng nói riêng đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Cũng giống như đối với bất kì hoạt động kinh tế nào khác kĩ thuật công nghệ và vốn có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các hoạt động trong kinh tế rừng theo quy mô lớn, tập trung (từ khai thác, đến chế biến) đòi hỏi kĩ thuật - công nghệ cao và vốn lớn. Có thể nói công nghệ và vốn là hai yếu tố ràng buộc chủ yếu đối với kinh tế rừng. Thiếu vốn và kĩ thuật, cũng không thể tiến hành sản xuất và khai thác với qui mô lớn.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những điều kiện tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Thật vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Bởi vì, sự phát triển của khoa học và công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất theo hướng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, mà nó còn làm thay đổi phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng. Từ đó làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao, tạo khả năng mở rộng sản xuất.
Trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng thì khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó hàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn từng bước được đưa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, và các sản phẩm từ rừng như gỗ, nhựa thông, nhựa cao su... đã được đáp ứng. Có thể nói sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo những điều kiện tiền đề cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp, trồng rừng nói riêng. Nền sản xuất xã hội và kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước phát triển và chuyển dịch theo những hướng vận động mang tính quy luật. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là kết quả tất yếu của quá trình phát triển khoa học. Khi xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện đầu tư, phát triển khoa học- công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Vấn đề là ở chỗ, đối với các nước kém phát triển làm sao đưa được tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp khi hầu hết nông dân đều có trình độ văn hoá thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu vốn, trình độ và tập quán canh tác lạc hậu. Lời giải không phải chỉ riêng ở người nông dân, mà cả cộng đồng xã hội, trước hết là vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế của chính quyền các cấp.