5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Những kết quả đạt được
Vân Đồn là huyện đảo nằm trong vùng kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích tự nhiên 551,3 km², trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp chiếm 35,02% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, công tác phát triển rừng của huyện Vân Đồn đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể:
Trong công tác quản lý, khai thác rừng
Đến năm 2013, diện tích đất có rừng của huyện là 40.092,33 ha tăng 329,5 ha so với năm 2010 (Rừng phòng hộ: 11.573,59 ha, chiếm 28,87% tổng diện tích rừng, rừng sản xuất: 22.360,74 ha, chiếm 55,77%, rừng đặc dụng: 6.158,00 ha chiếm 14,73% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 15,36% đất lâm nghiệp của huyện), bình quân hàng năm trồng rừng mới đạt từ 1000 ha, riêng năm 2013 trồng mới 950 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ đất có rừng đến năm 2013 đạt 35.02% diện tích đất tự nhiên. Từ kết quả đó góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 26,1% năm 2010 lên 36.1% năm 2013. Kinh tế lâm nghiệp có bước chuyển biến đáng kể, giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân tăng; Giá trị sản xuất trên 01 ha rừng tăng từ 15 triệu đồng/ha năm 2010 lên 25 triệu đồng/ha năm 2013. Mang lại hiệu quả thiết thực, đưa sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thành một nghề có thu nhập khá, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn; bảo tồn phát triển tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan thúc đẩy phát triển du lịch; góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị và cải thiện đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Sản xuất kinh doanh lâm sản: Trữ lượng gỗ hằng năm thấp mà nhu cầu về lâm sản rất lớn, chủ yếu sử dụng lâm sản làm vật liệu xây dựng, làm nhà ở... Trên địa bàn huyện chỉ có những cơ sở chế biến lâm sản nhỏ lẻ, đặc biệt
có công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Vân đồn đảm nhiệm thu mua và thị trường đầu ra cho các sản phẩm đầu ra từ rừng.
Trong phát triển kinh tế, xã hội, và môi trường của huyện
Sự phát triển của kinh tế rừng đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Phát triền kinh tế rừng đã bước đầu gắn liền với công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và không làm ảnh hưởng tới môi trường sống, môi trường tự nhiên của hệ sinh thái rừng.