Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế bền vững nói chung và phát triển kinh tế rừng bền vững nói riêng được thu thập và hệ thống hóa từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, văn bản pháp luật có liên quan và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp.

Số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua cán bộ tại các phòng ban, chuyên môn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp, lâm nghiệp huyện.

Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, KT-XH của huyện Vân Đồn, tình hình phát triển rừng tại huyện Vân Đồn qua các năm được thu thập tại cơ quan liên quan của huyện và Niên giám thống kê tỉnh Vân Đồn; Từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan,... được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp. - Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng việc quản lý phát triển rừng, phát triển kinh tế từng ở huyện Vân Đồn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê sẽ phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình phát triển kinh tế rừng trong nhiều năm.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế rừng trên địa bàn huyện Vân Đồn.

So sánh số tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

So sánh giữa các năm, so sánh giữa các địa phương, so sánh giữa các bộ phận trong tổng thể. Thực hiện thông qua việc sử dụng tỷ số, số bình quân.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt đô ̣ng phát triển kinh tế rừng giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...

- Phương pháp chuyên khảo

Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu và thực tế trong phát triển kinh tế và phát triển bền vững kinh tế rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)