Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 50)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Vân Đồn ảnh hưởng phát

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Vân Đồn là một huyện miền núi hải đảo nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Quảng Ninh, được hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải, có khoảng 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long. Với toạ độ địa lý.

- Từ 20040’ đến 21012’ Vĩ độ Bắc.

- Từ 107015’ đến 1070 42’ Kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, phía Đông giáp huyện đảo Cô Tô, phía Nam giáp thành phố Hạ Long, phía tây giáp thành phố Cẩm Phả.

Vân Đồn có thị trấn Cái Rồng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của huyện. Huyện Vân Đồn có tổng diện tích đất tự nhiên là 55.320,23 ha gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã trong đó có 5 xã đảo (Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi).

Địa hình, địa mạo

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nên có địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều đồi núi, chủ yếu là núi đá vôi độ cao từ 200 m - 300 m. Địa hình thấp dần từ phía đông xuống phía tây, độ cao trung bình từ 40 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 250. Vùng núi trong đất liền có độ cao từ 100 đến 150 m so với mặt nước biển. Địa hình trên biển đa dạng có nhiều hòn đảo khác nhau, như đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh hình răng cưa, sườn dốc có nơi thấp thoải tuỳ thuộc vào sự bào mòn của nước mưa.

Khí hậu

Vân Đồn là huyện miền núi hải đảo bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, ảnh hưởng và tác động của biển, tạo ra những vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23,30C, Ở những vùng thấp dưới 150,0 m có nhiệt độ trung bình là 23,80C, vùng trên 150,0 m nhiệt độ trung bình 23,00C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 36,20C, về mùa đông nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đạt 40C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Nắng ở Vân Đồn tương đối cao, trung bình số giờ nắng dao động từ 1600 đến 1700 h/năm. Nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2095,30 - 2339,50 mm/năm...

Các nguồn tài nguyên:

Tài nguyên đất:

Đất đai Vân Đồn được đánh giá, điều tra, phân loại theo tài liệu phân hạng đất năm 2005 của Viện điều tra quy hoạch và thiết kế nông nghiệp như sau: Nhóm đất cát; Nhóm đất mặn; Nhóm đất phèn; Nhóm đất phù sa; Nhóm đất xám…

Tài nguyên nước:

Lượng nước mặt ở Vân Đồn chủ yếu là nước mưa và nước ở các đập chứa bao gồm các hồ đập: Voòng Tre, Khe Bòng, Khe Mai, Đồng Dọng,... Nguồn nước ngầm tương đối phong phú với trữ lượng đã tìm kiếm thăm dò tại Kế Bào khoảng 14.200m3/ngày đêm, có nơi đào khoảng 3 - 4 m đã đến mạch nước ngầm.

Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 huyện Vân Đồn hiện có 40.0923,33 ha đất rừng, tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 72,47%, cụ thể từng loại rừng như sau:

- Đất rừng sản xuất: 22.360,74 ha. - Đất rừng phòng hộ: 11.573,59 ha. - Đất có rừng đặc dụng: 6.158,00 ha.

Rừng Vân Đồn phong phú về nhiều chủng loại, đặc biệt vườn Quốc gia Bái Tử Long gồm những khu rừng nguyên sinh quý giá như; rừng Bãi Dài, rừng trám Minh Châu, rừng Ba Mùn...

Ngoài ra Vân Đồn còn nhiều tài nguyên khác như biển, du lịch, khoáng sản... mang lại giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)