Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển bền vững kinh tế rừng tại huyện Vân đồn tỉnh
3.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế rừng
3.2.1.1. Công tác trồng rừng
- Diện tích đất sử dụng cho lâm nghiệp
Bảng 3.6. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo đơn vị hành chính
ĐVT: Ha STT Huyện/ thị xã/ thành phố Đầu kỳ quy hoạch
Đất lâm nghiệp QH cho mục đích sử dụng khác Rừng trồng hoàn nguyên môi trường chuyển vào PH Đất bãi bồi, đất nuôi trồng thủy sản chuyển vào rừng PH Đất lâm nghiệp QH đến năm 2020 Cộng Rừng PH chuyển sang mục đích khác Rừng SX chuyển sang mục đích khác Toàn tỉnh 426.977,1 3.920,5 1.599,0 2.321,5 1.389,9 680,0 425.126,5 1 Đông Triều 19.892,5 20,0 20,0 44,0 19.916,5 2 Uông Bí 15.226,1 10,0 10,0 192,0 30,0 15.438,1 3 Quảng Yên 5.579,4 50,0 50,0 100,0 5.629,4 4 Hoành Bồ 68.126,2 40,0 10,0 30,0 68.086,2 5 Hạ Long 12.620,3 50,0 50,0 791,0 13.361,3 6 Cẩm Phả 24.586,2 20,0 20,0 362,9 50,0 24.979,1 8 Vân Đồn 40.091,59 3.540,5 1.439,0 2.101,5 150,0 36.900,8 9 Ba Chẽ 55.530,0 10,0 10,0 55.520,0 11 Bình Liêu 42.493,9 10,0 10,0 42.483,9 10 Tiên Yên 53.137,8 20,0 20,0 53.117,8 12 Đầm Hà 23.122,8 20,0 20,0 150,0 23.252,8 13 Hải Hà 34.728,5 100,0 50,0 50,0 100,0 34.728,5 14 Móng Cái 28.630,5 30,0 30,0 100,0 28.700,5 15 Cô Tô 3.011,7 3.011,7
Bảng trên cho thấy, so với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì huyện Vân Đồn có diện tích đất dành cho nông nghiệp khá cao 40.091,59 ha.
Đất Lâm Nghiệp chiếm 95,90% diện tích đất nông nghiệp, rừng ở Vân Đồn có trữ lượng tốt, thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú tập đoàn cây rừng có nhiều tầng lớp khác nhau, có nhiều loại gỗ khác nhau nhưng tỷ lệ cây gỗ quý không còn nhiều, chủ yếu cây gỗ nhóm 4 và nhóm 6. Vì vậy cần phải bảo vệ vốn rừng hiện có, đẩy mạnh phát triển trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng sau khai thác để đảm bảo cân bằng sinh thái, đồng thời trồng một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao theo phương thức nông, lâm kết hợp.
Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp huyện Vân Đồn năm 2013
ĐVT: Ha
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha)
1 Đất Nông nghiệp 41806,05
2 Đất rừng phòng hộ 11573,59
3 Đất rừng đặc dụng 6158,00
4 Đất rừng sản xuất 22360,74
Nguồn: Báo cáo lâm nghiệp huyện
- Rừng sản xuất có 22.360,74 ha chiếm 53,49% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 55,77% diện tích đất lâm nghiệp, hiện nay rừng được quản lý và bảo vệ tốt, khai thác có kế hoạch để phục vụ gỗ trụ mỏ, nguyên liệu làm giấy, khai thác nhựa thông và một phần đáp ứng sinh hoạt của nhân dân. Diện tích đất rừng sản xuất tập trung nhiều ở xã: Đài Xuyên 6.321,0 ha, Vạn Yên 5.393,21 ha, Bản Sen 3.690,14 ha, Đoàn Kết 1.815,29 ha, Quan Lạn 1.876,30 ha, các xã còn lại có khoảng 800- 900 ha, riêng xã Thắng Lợi và Đông Xá mỗi xã có khoảng 300 ha (xã Hạ Long và Thị trấn Cái Rồng không có rừng sản xuất).
- Rừng phòng hộ có 11.573,59 ha chiếm 27,68% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 28,87% diện tích đất lâm nghiệp phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Đây là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông, bảo vệ các công trình, hồ chứa nước, chắn sóng, chắn cát ven biển... Xã có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất là Thắng Lợi, Ngọc Vừng và Quan Lạn mỗi xã khoảng 1800 ha, Đài Xuyên và Bình Dân mỗi xã khoảng 1400 ha, (xã Minh Châu không có rừng phòng hộ) các xã còn lại có diện tích từ 200 đến 1000 ha.
- Rừng đặc dụng: Diện tích 6.158,00 ha chiếm 14,73% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 15,36% đất lâm nghiệp của huyện. Đây là loại rừng đang được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm mục đích phục vụ quốc phòng - an ninh, bảo tồn, bảo vệ nguồn gien động thực vật quý hiếm, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và phục vụ lợi ích quốc gia... Rừng đặc dụng chỉ có ở 3 xã: Vạn Yên 3096,0 ha, Minh Châu 2908,0 ha và Hạ Long 154,0 ha.
- Công tác trồng rừng tập trung
Rừng tự nhiên chủ yếu là kiểu rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, xen rừng tre nứa thuộc loại rừng nghèo. Rừng có độ sinh trưởng tốt, rừng ngoài đảo tái sinh nhanh hơn trong đất liền với 337 loài cây gỗ, 200 chi, 75 họ. Các lâm đặc sản dưới tán rừng còn ít chủng loại, gồm song, mây và một số cây dược liệu quí như tắc kè, mã kích, sa nhân, hà thủ ô... Có khu bảo tồn đa dạng sinh học tại đảo Ba Mùn.
Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ khuyến lâm đã có tác dụng tích cực tới công tác trồng rừng cả nước nói chung và huyện Vân Đồn nói riêng. Với riêng huyện Vân Đồn, tính từ năm 2011 đến năm 2013 tổng số diện tích rừng được trồng gần 4000 ha rừng.
Bảng 3.8. Diện tích rừng trồng huyện Vân Đồn từ 2010 - 2013 ĐVT: Ha ĐVT: Ha Diện tích rừng trồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2010 Rừng phòng hộ 540 490 520 450 -3.3% Rừng sản xuất 460 510 540 500 8.6% Tổng 1.000 1.000 1.060 950 -5.1%
Nguồn: Báo cáo lâm nghiệp huyện
Năm 2010 diện tích rừng trồng là 1000 ha trong đó 540 ha rừng phòng hộ và 460 ha rừng sản xuất. Năm 2012 diện tích rừng trồng tăng lên là 1000 ha. Năm 2013 toàn huyện ước đạt 1060 ha rừng đạt 118,75% chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó có 500 ha rừng sản xuất và 450 ha rừng phòng hộ. Theo như báo cáo của Phòng nông nghiệp huyện, năm 2014 thời vụ trồng rừng muộn và kéo dài so với mọi năm nguyên nhân: đầu năm có mưa phùn ẩm ướt khó khăn cho công tác chuẩn bị hiện trường.
3.2.1.2. Công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng
Các loại hình quản lý rừng
Hiện tại, trên địa bàn huyện Vân Đồn, đất sử dụng cho lâm nghiệp, trồng rừng có các loại hình quản lý rừng như sau:
- Rừng do cộng đồng thôn bản và các hợp tác xã quản lý bảo vệ là những diện tích rừng tự nhiên thứ sinh nằm trên các sườn núi xa thôn bản và một số diện tích trước kia làm nương nay bị bỏ hoá dùng để làm bãi chăn thả chung cho một số bản. Đại diện cho các hợp tác xã là chủ nhiệm hợp tác xã và cho cộng đồng thôn bản là trưởng thôn.
- Rừng do UBND xã quản lý là những diện tích rừng nghèo kiệt thai phá. Những diện tích này thuộc đối tượng phòng hộ xung yếu và được trả tiền
khoán hàng năm nên UBND xã đứng ra nhận trông nom bảo vệ để bổ sung cho ngân sách xã. Đại diện là văn phòng uỷ ban - cử đại diện của các đoàn thể thay phiên nhau kiểm tra rừng
- Rừng do dòng họ quản lý: loại hình quản lý này thực tế không phổ biến, đây chỉ là một đám rừng ma, rừng thiêng của một một dòng họ quản lý (diện tích nhỏ hơn 1 ha).
Về công tác tổ chức bộ máy bảo vệ và phát triển rừng huyện Vân Đồn
Hạt Kiểm lâm Vân Đồn, thuộc Chi cục Kiểm lâm, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh. Đây là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng huyện Vân Đồn. Từ ngày thành lập, đến nay, đội ngũ cán bộ, kiểm lâm Hạt kiểm lâm Vân Đồn được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh thường xuyên chú trọng, quan tâm đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các dự án nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn.
Tính đến tháng 12 năm 2013, tổng số cán bộ và viên chức là 17 người
trong biên chế (Văn phòng Hạt 6 người và các trạm kiểm lâm 11 người). Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thạc sỹ: 01 người, Đại học: 14 người, Trung cấp: 02 người.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy như hiện nay Hạt kiểm lâm Vân Đồn gặp rất nhiều khó khăn, vì: Hạt kiểm lâm không phải là chủ rừng, lực lượng cán bộ ít, địa bàn hoạt động rộng, nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cũng như tài nguyên thiên nhiên của khu rừng, để phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch dịch vụ...
Về công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng
Hạt Kiểm lâm Vân Đồn đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, các trường học trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và môi trường cho các hộ dân ở gần rừng; xây dựng phương án PCCCR cấp xã; hàng năm thực hiện ký cam kết BVR-PCCCR, không khai gỗ, lâm sản từ rừng đặc
dụng, không săn bắn động vật rừng đến từng thôn, bản, hộ gia đình và học sinh trường THCS, PTTH trong vùng đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân.
Từ năm 2009 - 2013, tổ chức 492 cuộc tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng với 33.114 lượt người. Ký cam kết bảo vệ rừng: 15.138 lượt/hộ ký với thôn bản, 178 lượt/thôn ký với UBND xã, 8.058 em học sinh ký với nhà trường.
Bảng 3.9. Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng
TT Chỉ tiêu ĐVT Cộng Chia theo năm
2010 2011 2012 2013
1 Công tác tuyên truyền
- Số cuộc tuyên truyền cuộc 492 112 141 137 102
- Số lượt người nghe người 33114 9.083 9.898 9.687 4.446
2 Công tác ký cam kết BVR và PC-CCR
- Hộ gia đình ký với thôn hộ 15138 5.520 3.886 3.569 2.163
- Trưởng thôn ký với Chủ tịch UBND xã thôn 176 44 44 44 44
- Chủ tịch UBND xã ký với Chủ tịch
UBND huyện xã 20 5 5 5 5
- Học sinh ký với nhà trường em 8058 1.116 3.330 1.923 1.689
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Vân Đồn)
Qua số liệu bảng trên, cho thấy công tác quản lý, bảo vệ rừng ở đây nhận được sự đồng thuận cao và chung tay thực hiện của các cấp chính quyền và đa số người dân trong vùng. Hạt Kiểm lâm Vân Đồn thường xuyên thực hiện việc tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, do đó khu rừng vườn quốc gia Bái Tử Long và các khu rừng khác của huyện Vân Đồn đã cơ bản được bảo vệ, các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng như: khai thác gỗ, săn bắt động vật, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép... đã được phát hiện xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng trong khu vực vẫn còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Công tác phát triển rừng trên địa bàn trong thời gian qua đã được chú trọng, như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo chương trình 327, Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng vốn tự có và vốn hỗ trợ của Nhà nước theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015:
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Vân Đồn thực hiện trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng trồng trên diện tích đất được giao (đất quy hoạch rừng sản xuất); liên doanh với các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện Vân Đồn trồng rừng sản xuất.
Bên cạnh việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả, Hạt Kiểm lâm rừng Vân Đồn đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện như: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Vân Đồn, BQL Dự án cơ sở huyện Vân Đồn cùng các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đã tổ chức thực hiện tốt công tác phát triển rừng.
Từ năm 2009 đến 2013, toàn huyện đã trồng được 950 ha rừng tập trung. Với sự nỗ lực trên, độ che phủ của rừng đạt 95% ở năm 2013; các loài động thực vật quý hiếm được bảo tồn, phát triển. Nhiều khu rừng tự nhiên được bảo vệ nguyên vẹn, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm và phòng hộ đầu nguồn.
- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã và đang thực hiện: + Đối với bảo vệ rừng:
Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân; thường xuyên tuần tra ngăn chặn kịp thời các hoạt động xâm hại rừng như: phát rừng làm nương rãy, chặt tỉa, đốn cây làm
cảnh, cưa hoặc chặt, ken vỏ làm cho cây chết; đặc biệt chú trọng ngăn chặn lửa rừng như đốt nương làm rẫy khu vực gần rừng vào mùa khô...
+ Đối với Khoanh nuôi phục hồi rừng
Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên áp dụng đối với gồm những diện tích đất trống thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng có cây gỗ tái sinh (trạng thái IC), mật độ cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét, đạt > 1000 cây/ha;
Sau khi lập hồ sơ thiết kế khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, tổ chức giao khoán khoanh nuôi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa các hành động xâm hại đến thảm thực vật rừng. Thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại;
Thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như trên, sau 5 đến 10 năm sẽ tạo được những khu rừng tự nhiên hỗn loài, vừa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa có tác dụng phòng hộ đầu nguồn.
+ Đối với trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
Thực hiện trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất trống trảng cỏ, cây bụi (là trạng thái IA, IB) có số cây tái sinh < 800 cây/ha.
Hiện nay, các dự án cơ sở của tỉnh Quảng Ninh thực hiện phương thức trồng rừng phòng hộ thuần loại trên cơ sở đất nào cây ấy; loài cây trồng ưu tiên lựa chọn các loài cây bản địa sống lâu năm như: thông, sa mộc, bạch đàn... những diện tích đất xấu không phù hợp với các loài cây trên có thể trồng bằng các loài cây nhập nội mọc nhanh như: Keo tai tượng, keo lai...
+ Trồng, chăm sóc rừng sản xuất: Thực hiện trồng rừng sản xuất trên đất trống chưa có rừng được quy hoạch là rừng sản xuất.
Các đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất (trồng rừng kinh tế) thâm canh thuần loại bằng các loài cây bản địa: thông, bạch đàn, sa mộc,... các loài cây nhập nội: Keo tai tượng, keo lá tràm, Keo lai theo quy
hoạch vùng nguyên liệu của các cơ sở chế biến lâm sản theo đúng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng đối với từng loài cây của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh và Quy trình kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.2.1.3. Khai thác và tiêu thụ các sản phẩm từ rừng - Tình hình khai thác
Bảng 3.10. Tình hình khai thác sản phẩm lâm nghiệp huyện Vân Đồn năm 2010 - 2013
Khai thác sản phẩm lâm nghiệp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2010 Khai thác gỗ (m3) 7.079 9.142,5 10.000 10.881,7 53.5% Khai thác nhựa thông (tấn) 175 180 190.84 200,775 15.2%
Nguồn: Báo cáo lâm nghiệp huyện
Thực hiện Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ, Phòng Nông nghiệp huyện, và các sở ban ngành doanh nghiệp liên quan đã tiến hành và mạnh dạn giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình có nhu cầu, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo...Trong quá trình thực hiện giao khoán, huyện đã có chính sách hỗ trợ cung cấp cây giống có chất lượng, kiến thức về công tác quản lý bảo bệ rừng, tư vấn kỹ thuật cho các hộ trồng rừng. Đến kỳ thu hoạch, huyện phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp huyện Vân Đồn nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường và chỉ thu lại của các hộ nhận