5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Một số tồn tại trong phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện
đồn, tỉnh Quảng Ninh
Qui mô và sản lượng rừng phục vụ cho việc khai thác có nguy cơ giảm.
Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Tiến độ thực hiện trồng rừng mục tiêu, một số diện tích rừng vẫn bị suy giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy... Từ năm 2010 đến nay, hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng;
Hiệu quả kinh tế của rừng chưa cao, sức cạnh tranh của các sản phẩm khai thác từ rừng còn thấp.
Tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp thấp và chưa bền vững, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ.
Chưa phát huy được vai trò của kinh tế rừng với việc xóa đối giảm nghèo.
Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng thấp và chưa ổn định, đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng.
Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức và các chính sách liên quan tới phát triển kinh tế rừng còn hạn chế.
Các chính sách còn chung chung, chưa cụ thể cho người dân. Công tác chỉ đạo, tổ chức còn mang tính hành chính.
Áp dụng các chính sách khoán rừng, giao rừng, các chính sách khuyến lâm còn nhiều bất cập.
Các hộ gia đình, tổ chức tham gia vào công tác phát triển rừng còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật tiên tiến.