Diện tích đất lâm nghiệp huyện Vân Đồn năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

ĐVT: Ha

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha)

1 Đất Nông nghiệp 41806,05

2 Đất rừng phòng hộ 11573,59

3 Đất rừng đặc dụng 6158,00

4 Đất rừng sản xuất 22360,74

Nguồn: Báo cáo lâm nghiệp huyện

- Rừng sản xuất có 22.360,74 ha chiếm 53,49% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 55,77% diện tích đất lâm nghiệp, hiện nay rừng được quản lý và bảo vệ tốt, khai thác có kế hoạch để phục vụ gỗ trụ mỏ, nguyên liệu làm giấy, khai thác nhựa thông và một phần đáp ứng sinh hoạt của nhân dân. Diện tích đất rừng sản xuất tập trung nhiều ở xã: Đài Xuyên 6.321,0 ha, Vạn Yên 5.393,21 ha, Bản Sen 3.690,14 ha, Đoàn Kết 1.815,29 ha, Quan Lạn 1.876,30 ha, các xã còn lại có khoảng 800- 900 ha, riêng xã Thắng Lợi và Đông Xá mỗi xã có khoảng 300 ha (xã Hạ Long và Thị trấn Cái Rồng không có rừng sản xuất).

- Rừng phòng hộ có 11.573,59 ha chiếm 27,68% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 28,87% diện tích đất lâm nghiệp phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Đây là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông, bảo vệ các công trình, hồ chứa nước, chắn sóng, chắn cát ven biển... Xã có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất là Thắng Lợi, Ngọc Vừng và Quan Lạn mỗi xã khoảng 1800 ha, Đài Xuyên và Bình Dân mỗi xã khoảng 1400 ha, (xã Minh Châu không có rừng phòng hộ) các xã còn lại có diện tích từ 200 đến 1000 ha.

- Rừng đặc dụng: Diện tích 6.158,00 ha chiếm 14,73% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 15,36% đất lâm nghiệp của huyện. Đây là loại rừng đang được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm mục đích phục vụ quốc phòng - an ninh, bảo tồn, bảo vệ nguồn gien động thực vật quý hiếm, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và phục vụ lợi ích quốc gia... Rừng đặc dụng chỉ có ở 3 xã: Vạn Yên 3096,0 ha, Minh Châu 2908,0 ha và Hạ Long 154,0 ha.

- Công tác trồng rừng tập trung

Rừng tự nhiên chủ yếu là kiểu rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, xen rừng tre nứa thuộc loại rừng nghèo. Rừng có độ sinh trưởng tốt, rừng ngoài đảo tái sinh nhanh hơn trong đất liền với 337 loài cây gỗ, 200 chi, 75 họ. Các lâm đặc sản dưới tán rừng còn ít chủng loại, gồm song, mây và một số cây dược liệu quí như tắc kè, mã kích, sa nhân, hà thủ ô... Có khu bảo tồn đa dạng sinh học tại đảo Ba Mùn.

Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ khuyến lâm đã có tác dụng tích cực tới công tác trồng rừng cả nước nói chung và huyện Vân Đồn nói riêng. Với riêng huyện Vân Đồn, tính từ năm 2011 đến năm 2013 tổng số diện tích rừng được trồng gần 4000 ha rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)