Kinh nghiệm phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Bình

tỉnh Quảng Ninh

Huyện Bình Liêu có tổng diện tích tự nhiên 47.510ha, trong đó đất rừng và đất lâm nghiệp 42.501ha. Bởi vậy, Bình Liêu xác định tài nguyên rừng là một thế mạnh phát triển kinh tế của huyện.

Theo kết quả diễn biến tài nguyên rừng năm 2011, diện tích rừng trồng của huyện thì cây ăn quả là 58ha, còn lại những cây chủ lực truyền thống của huyện có những diện tích khá lớn, như rừng hồi thuần chủng trên 4.428ha; những loại rừng “cộng sinh” giữa hồi quế, hồi trám, thông hồi... là 393ha; rừng quế thuần chủng 773ha; rừng keo thuần chủng 1.737ha, rừng thông “cộng sinh” với những loại cây như keo, muồng... cũng đến hàng trăm ha...

Trong năm qua, diện tích trồng mới rừng của toàn huyện lên đến 702ha, trong đó ba xã phát triển rừng mới trồng nhiều nhất là Vô Ngại (trên 304ha), Hoành Mô (170,6ha) và Đồng Tâm (105,5ha). Qua đó chỉ tiêu trồng rừng của Bình Liêu cơ bản đạt được kế hoạch đề ra. Huyện đã tập trung vào những loại cây có giá trị kinh tế cao để bảo vệ diện tích đã có, đồng thời phát triển thêm

trên diện rộng. Tỷ lệ che phủ rừng của Bình Liêu đã đạt được 53%, tăng hơn 1% so với năm 2010. Đó là cố gắng đáng ghi nhận bởi việc trồng rừng đầu năm 2011 gặp khá nhiều khó khăn về nguồn cung ứng giống do đầu năm bị rét đậm kéo dài, cây sinh trưởng chậm. Nhưng quyết tâm bảo vệ giá trị rừng Bình Liêu đã nỗ lực đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Toàn huyện đã thực hiện gieo ươm được 1,5 triệu cây giống, trong đó phần lớn là thông mã vĩ, keo tai tượng là những loại cây hiện đang mang lại nhiều thu nhập cao cho bà con. Để bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng được đặc biệt quan tâm nên đã hạn chế được những nạn cháy rừng gây tổn thất cho nhân dân. Trong khai thác lâm sản, sản lượng toàn huyện đã thu được 5.071m3 gỗ rừng trồng, vượt chỉ tiêu và bằng 169% cùng kỳ. Nhiều gia đình đã có thu nhập từ rừng hàng trăm triệu đồng. Bình Liêu đã xây dựng phương hướng phát triển khai thác rừng có hiệu quả để làm giàu một cách ổn định từ thế mạnh lâm nghiệp. Đến nay, huyện đã có kế hoạch giao đất rừng cho 5.130 gia đình, hiện đã giao xong cho 3.042 hộ. Các rừng hồi, quế của gia đình ở những xã giàu tiềm năng như Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động vụ vừa qua cho sản lượng khá cao. Với kinh nghiệm từ nhiều năm nay, bà con nông dân đã có kế hoạch chu đáo để chăm sóc, bảo vệ và phát triển diện tích những loại cây cho giá trị cao này, tăng thêm thu nhập cho gia đình mình.

Huyện có biện pháp phổ biến các mô hình lâm nghiệp hiệu quả trong và ngoài tỉnh đến với các hộ lâm nghiệp, từ đó góp phần thiết thực tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất rừng. Nhiều gia trại, trang trại của huyện bắt đầu được xây dựng trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên rừng đã dần được khẳng định. Hướng tới, huyện phát triển trồng thông mã vĩ và trồng keo tai tượng. Bên cạnh đó những cây kinh tế truyền thống đã được khẳng định trên đất bản địa của huyện như hồi, quế, trẩu, sở... cũng được đầu tư để mở rộng diện tích.

Cùng với việc giao đất rừng cho các hộ dân trên địa bàn huyện có 4 doanh nghiệp nhận diện tích đất lâm nghiệp, đã và đang tổ chức trồng và khai

thác rừng trồng có hiệu quả là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Liêu, được quản lý trên 4.000ha rừng; Công ty CP Đầu tư phát triển tài nguyên 2.090ha, 2 dự án quốc phòng là Lâm trường 155 và Lâm trường 156 được giao 2.955ha... Những doanh nghiệp trên, nhìn chung đã làm tốt công tác phát triển rừng và khai thác tài nguyên rừng hiệu quả, có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế của huyện. Nhiều cánh rừng tập trung đã tạo nên nguồn sinh thuỷ góp phần cung cấp nước để huyện đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn.

Song điều còn tồn tại là trên tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp, đất chưa có rừng chiếm khá lớn, đến 15.314ha. Trong thời gian tới, Bình Liêu xây dựng kế hoạch phát triển rừng trên diện tích còn nhiều đất trống, đồi núi trọc để phát huy hiệu quả kinh tế rừng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)