Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 60)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Vân Đồn ảnh hưởng phát

3.1.3. Điều kiện xã hội

Các lĩnh vực xã hội được quan tâm đúng mức, có bước phát triển tốt so với tình hình chung của tỉnh.

Điều kiện miền núi - hải đảo, dân cư phân bố phân tán trên nhiều đảo nhỏ đã ảnh hưởng đến phát triển giáo dục - đào tạo của Vân Đồn, gây ra những khó khăn không chỉ trong việc xây dựng cơ sở trường lớp, mà còn việc thu hút giáo viên và học sinh đến trường. Tuy thế lĩnh vực giáo dục - đào tạo vẫn được coi trọng.

Trên địa bàn có tất cả các bậc học, từ mẫu giáo đến THPT; bao gồm trường công lập, bán công, ngoại trú, nội trú. Hệ thống trường, lớp được bố trí ở hầu hết các điểm dân cư trên địa bàn, thu hút được phần lớn trẻ em đến tuổi đi học đến trường. Về cơ bản đảm bảo tương đối đủ các phòng học, tránh được tình trạng học 3 ca. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều. Về cơ bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn, phổ cập THCS ở tất cả các xã. Hiện nay Vân Đồn đã có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến năm 2010 tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 25,8%.

Trong 5 năm qua đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho các cấp học. Ngoài các trường công lập, hiện nay trên địa bàn còn có 01 trường THPT dân lập, 11 nhóm lớp mẫu giáo tư thục và 12 Trung tâm học tập cộng đồng.

Số học sinh các cấp qua các năm liên tục tăng (năm học 2013 - 2014 có trên 9.500 học sinh). Tỷ lệ đi học của học sinh các cấp so trẻ em trong độ tuổi đi học khá cao (tiểu học: 98%, THCS: 80%, THPT: 76%). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 90%.

Đội ngũ giáo viên hiện có trên 550 người. Phần lớn giáo viên đạt chuẩn đào tạo quốc gia: ở PTTH đạt 100%, cấp THCS đạt 97,8%, riêng cấp tiểu học mới đạt 86,8%. Nhà ở cho giáo viên vẫn còn thiếu, gây không ít khó khăn cho việc thu hút giáo viên về dạy ở xã, nhất là các xã tuyến đảo ngoài.

Trong khu chưa có cơ sở dạy nghề. Số học sinh được đi học đại học, trung học chuyên nghiệp và học nghề ở ngoài ít khi trở lại làm việc tại quê nhà.

Năm học vừa qua, triển khai thực hiện tốt phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, ngành giáo dục của khu đã duy trì đảm bảo chất lượng dạy, học tại các nhà trường; Tổ chức tốt việc xét duyệt tốt nghiệp bậc tiểu học, THCS, thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó đã đầu tư xây dựng trường học mầm non xã Hạ Long, Trường học cao tầng xã Bình Dân, nhà ở giáo viên xã Ngọc Vừng, phòng học mầm non Bản Đài Vạn… và sắm các trang thiết bị phục vụ dạy và học tại một số nhà trường với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)