Phát triển bền vững kinh tế rừng và tác động tới các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Phát triển bền vững kinh tế rừng và tác động tới các vấn đề xã hội

- Góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng - kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn

Ngành lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Vân Đồn. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hình thành khu kinh tế tập trung Vân Đồn thì phát triển ngành lâm nghiệp làm nguyên liệu phụ trợ, đầu vào cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp càng hết sức quan trọng.

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp nói riêng và nông lâm nghiệp nói chung đã có sự đóng góp to lớn cho kinh tế của huyện Vân Đồn. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2013 đạt 789 tỷ đồng (theo giá hiện hành) trong đó giá trị nông nghiệp chiếm 25,2%; lâm nghiệp chiếm 4%, còn lại 71% là giá trị của thủy sản. Có thể thấy, giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể từ 3,2% năm 2010 lên tới 4% năm

2013. Có được sự thay đổi đó là do các chính sách hỗ trợ, khuyến lâm đã phát huy tác dụng một cách hiệu quả.

Với sự phát triển của ngành lâm nghiệp đã kéo theo các cơ sở kinh doanh các sản phẩm từ rừng, các đơn vị, doanh nghiệp dần được hình thành. Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn huyện có 30 hộ gia đình kinh doanh, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ. Cùng với đó là sự lớn mạnh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Vân Đồn đã thành lập công ty chế biến gỗ ván, chế biến các sản phẩm nhựa thông.

Sự phát triển của lâm nghiệp kéo theo các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình trồng rừng, các đơn vị doanh nghiệp hình thành từ đó nhu cầu lao động làm trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ rừng cũng gia tăng. Từ năm 2010 đến năm 2013, toàn huyện đã có tổng cộng 951 lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

Những đóng góp và sự tăng trưởng của ngành lâm nghiệp nói chung và trồng rừng nói riêng đã mang lại hiệu quả về an sinh xã hội, tạo việc làm cho người dân, và đồng thời tạo nên bộ mặt nông thôn mới.

- Góp phần xóa đói giảm nghèo

Kinh tế rừng sẽ góp phần mang lại việc làm cho người lao động từ đó mang lại thu nhập cho người dân. Hiệu quả trong lĩnh vực này như sau:

+ Đối với rừng do cộng đồng nhận khoán và bảo vệ là 9.327 ha hàng năm được nhà nước hoặc chủ sử dụng rừng trả tiền công khoán với mức bình quân 30.000 đồng/ha, thì cộng đồng đã thu được số tiền khoảng gần 280 triệu đồng, đây là số tiền thật sự có ý nghĩa lớn trong điều kiện cuộc sống còn khó khăn của các hộ gia đình hiện nay.

+ Đối với 25.961 ha rừng và đất lâm nghiệp chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể sử dụng đất có rừng chưa khép tán và đất trống chưa trồng rừng để canh tác nông nghiệp kết hợp, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất… được hưởng từ rừng do địa phương ban hành thực hiện thí điểm.

+ Đối với 4.006 ha rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, trên thực tế cộng đồng cũng chỉ sử dụng cho các nhu cầu tín ngưỡng, và khai thác các lợi ích cấp thiết phục vụ đời sống chung của cộng đồng.

Thông qua việc quản lý chung của cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của các tổ chức của nhà nước, góp phần việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng ở cộng đồng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi phục truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng.

Với việc giao khoán rừng về cho các hộ gia đình sử dụng, và quản lý thì đời sống của bà con nhân dân đã được cải thiện. Đồng thời, cũng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cụ thể, năm 2012 đã tạo 250 việc làm lao động lâm nghiệp, năm 2013 tạo 315 việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)