Đánh giá chung về công tác phát triển bền vững kinh tế rừng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 80)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác phát triển bền vững kinh tế rừng tạ

huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Những kết quả đạt được

Vân Đồn là huyện đảo nằm trong vùng kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích tự nhiên 551,3 km², trong đó diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp chiếm 35,02% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, công tác phát triển rừng của huyện Vân Đồn đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể:

Trong công tác quản lý, khai thác rừng

Đến năm 2013, diện tích đất có rừng của huyện là 40.092,33 ha tăng 329,5 ha so với năm 2010 (Rừng phòng hộ: 11.573,59 ha, chiếm 28,87% tổng diện tích rừng, rừng sản xuất: 22.360,74 ha, chiếm 55,77%, rừng đặc dụng: 6.158,00 ha chiếm 14,73% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 15,36% đất lâm nghiệp của huyện), bình quân hàng năm trồng rừng mới đạt từ 1000 ha, riêng năm 2013 trồng mới 950 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ đất có rừng đến năm 2013 đạt 35.02% diện tích đất tự nhiên. Từ kết quả đó góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 26,1% năm 2010 lên 36.1% năm 2013. Kinh tế lâm nghiệp có bước chuyển biến đáng kể, giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân tăng; Giá trị sản xuất trên 01 ha rừng tăng từ 15 triệu đồng/ha năm 2010 lên 25 triệu đồng/ha năm 2013. Mang lại hiệu quả thiết thực, đưa sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thành một nghề có thu nhập khá, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn; bảo tồn phát triển tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan thúc đẩy phát triển du lịch; góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị và cải thiện đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Sản xuất kinh doanh lâm sản: Trữ lượng gỗ hằng năm thấp mà nhu cầu về lâm sản rất lớn, chủ yếu sử dụng lâm sản làm vật liệu xây dựng, làm nhà ở... Trên địa bàn huyện chỉ có những cơ sở chế biến lâm sản nhỏ lẻ, đặc biệt

có công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Vân đồn đảm nhiệm thu mua và thị trường đầu ra cho các sản phẩm đầu ra từ rừng.

Trong phát triển kinh tế, xã hội, và môi trường của huyện

Sự phát triển của kinh tế rừng đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Phát triền kinh tế rừng đã bước đầu gắn liền với công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và không làm ảnh hưởng tới môi trường sống, môi trường tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

3.3.2. Một số tồn tại trong phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện Vân đồn, tỉnh Quảng Ninh đồn, tỉnh Quảng Ninh

Qui mô và sản lượng rừng phục vụ cho việc khai thác có nguy cơ giảm.

Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Tiến độ thực hiện trồng rừng mục tiêu, một số diện tích rừng vẫn bị suy giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy... Từ năm 2010 đến nay, hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng;

Hiệu quả kinh tế của rừng chưa cao, sức cạnh tranh của các sản phẩm khai thác từ rừng còn thấp.

Tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp thấp và chưa bền vững, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ.

Chưa phát huy được vai trò của kinh tế rừng với việc xóa đối giảm nghèo.

Tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng thấp và chưa ổn định, đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng.

Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức và các chính sách liên quan tới phát triển kinh tế rừng còn hạn chế.

Các chính sách còn chung chung, chưa cụ thể cho người dân. Công tác chỉ đạo, tổ chức còn mang tính hành chính.

Áp dụng các chính sách khoán rừng, giao rừng, các chính sách khuyến lâm còn nhiều bất cập.

Các hộ gia đình, tổ chức tham gia vào công tác phát triển rừng còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật tiên tiến.

3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nhận thức về lâm nghiệp của các ngành các cấp chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ vị thế lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ khâu trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ từ rừng. Đặc biệt nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước chưa có chuyển biến về vai trò, vị trí của ngành trong cơ chế mới, trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; chưa thấy lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù và quan trọng, cần có sự đầu tư thoả đáng về ngân sách và phải có các cơ chế chính sách riêng.

+ Chính sách về lâm nghiệp còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với chủ trương xã hội hoá nghề rừng, chưa có cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế nhất là khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân tham gia phát triển nghề rừng.

+ Về quản lý rừng và lâm nghiệp, tuy về cơ bản đã phân cấp cho các xã, nhưng chưa tạo đủ tiền đề về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ để phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

+ Hiện nay, phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà nước, chưa huy động tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp, hộ gia đình và dịch vụ môi trường. Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp và nghề rừng còn rất thấp so với nhu cầu; quản lý sử dụng các nguồn lực đầu tư chưa chặt chẽ, dàn trải và hiệu quả chưa cao. Cơ cấu đầu tư chưa cân đối, đầu tư nhiều cho rừng phòng hộ và ít chú trọng đến rừng sản xuất; chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.

- Nguyên nhân khách quan

+ Rừng trải rộng trên địa bàn lớn, trong khi sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất nông nghiệp và có dân di cư tự do; tập quán chăn thả gia súc tự do…

+ Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro và phân bố chủ yếu ở những vùng miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển; tính cạnh tranh của cây rừng rất thấp so với nhiều cây trồng khác.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế rừng bền vững tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)