5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý hoạt động cho vay
1.2.3 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của một số ngân hàng tại Việt Nam
1.2.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại VP Bank chi nhánh Thái Nguyên
VPBank chi nhánh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/02/2007, sau 8 năm xây dựng và phát triển, VPBank được đánh giá là một trong những ngân hàng có hiệu quả kinh doanh ấn tượng. Để thực hiện được kết quả kinh doanh như vậy, VPBank có cách thức quản lý hoạt động cho vay dựa trên những tiêu chí sau:
- Bộ máy tổ chức đơn giản, gồm 05 phòng ban: Phòng tín dụng, Phòng hỗ trợ tín dụng, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự và phòng tin học. Điều này giảm thiểu chi phí nhân công và nâng cao sự thống nhất của bộ máy hoạt động.
- Trách nhiệm được phân tách rõ ràng giữa chuyên viên quan hệ khách hàng (thuộc phòng tín dụng) và chuyên viên quản lý tín dụng (thuộc phòng hỗ trợ tín dụng)
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với nguyên tắc hoạt động tín dụng: Chiến lược kinh doanh, khách hàng mục tiêu, tài sản bảo đảm…
- Đưa ra quy trình kiểm tra, giám sát, và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời nhằm bảo đảm khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích và thu hồi vốn đúng hạn.
1.2.3.2 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công Thương ((Vietinbank) Thái Nguyên
Được thành lập từ năm 1988 với tên gọi Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Thái, hiện nay Vietinbank được đánh giá là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Thái Nguyên. Với bề dày lịch sử hoạt động và rất nhiều những giải thưởng đã đạt được, Vietinbank đã xây dựng được hệ thống quản lý thống nhất, chặt chẽ, đặc biệt là trong quản lý hoạt động cho vay. Để quản lý hiệu quả hoạt động cho vay, Vietinbank thực hiện như sau:
- Phân chia khách hàng mục tiêu thành nhiều nhóm khách nhau tương ứng với các vị trí quản lý: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp vĩ mô và siêu vĩ mô. Điều này giúp Vietinbank quản lý được lượng giao dịch tín dụng khổng lồ và chuyên sâu.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi trong đó nòng cốt là Đảng viên. Nhờ có chính sách này, Vietinbank luôn chọn được những cán bộ quản lý vừa có phẩm chất đạo đức tốt vừa có năng lực chuyên môn cao.
- Xây dựng mạng lưới phủ kín các huyện, đặc biệt là các khu trung tâm thương mại, thị trấn thị tứ và khu công nghiệp.
- Quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, kiên quyết xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu để giảm thiểu chi phí trích lập dự phòng rủi ro.
- Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế. Đây là nguồn thu ổn định, hiệu quả và là lợi thế cạnh tranh rất lớn của Vietinbank so với các TCTD khác trên địa bàn.
1.2.3.3 Bài học đối với Sacombank Thái Nguyên
Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản lý hoạt động cho vay có thể rút ra một số bài học cho Sacombank Thái Nguyên:
Một là, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với nguyên tắc hoạt động trên các mặt: Đối tượng vay vốn, thời hạn và lãi suất vay, tài sản bảo đảm, quy trình cấp tín dụng.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro cho vay. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ kinh doanh.
Ba là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho CBTD, chuyên viên quán lý rủi ro nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD.
Bốn là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm cho vay theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
Năm là, mở rộng mạng lưới tới các huyện nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần và quản lý tốt các khoản vay.