Quản lý chính sách khách hàng vay và lĩnh vực đầu tư cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại sacombank thái nguyên (Trang 55 - 59)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên

3.2.2. Quản lý chính sách khách hàng vay và lĩnh vực đầu tư cho vay

Khách hàng vay vốn tại Sacombank được chia làm 02 nhóm: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong đó:

+ Khách hàng cá nhân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào các mục đích: Bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, đầu tư xây dựng nhà xưởng và phương tiện vận chuyển, xây sửa nhà cửa, mua đất, mua ô tô, tiêu dùng phục vụ đời sống.

+ Khách hàng doanh nghiệp: Bao gồm các tổ chức và các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực: Phân phối hàng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, vận tải, xây dựng, thiết bị y tế.

Từ nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, Sacombank chia sản phẩm cho vay thành hai mảng hoạt động bao gồm:

127 135 220 323 235 239 342 411 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2012 2013 2014 2015 Huy động Cho vay

+ Cho vay khách hàng cá nhân bao gồm các sản phẩm: Cho vay cán bộ nhân viên nhà nước, cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình, cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh, cho vay chứng minh năng lực tài chính.

+ Cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm: Cho vay mở rộng SXKD, cho vay bổ sung vốn lưu động.

Dư nợ cho vay của Sacombank Thái Nguyên tăng dần qua các năm, thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế

Từ bảng biểu đồ 3.6 cho thấy, tính đến hết năm 2015, dư nợ cho vay của Sacombank Thái Nguyên đạt 323 tỷ đồng, so với các năm 2012, 2013 và 2014 thì tốc độ tăng trưởng lần lượt là: 154%, 139% và 47%. Với mức tăng trưởng thần kỳ, Sacombank Thái Nguyên đã thúc đẩy SX-KD và dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ và thu hút người lao động ở các địa phương khác tới. Đồng thời góp phần tích cực thực hiện chính sách tiền tệ, ngành ngân hàng trên địa bàn đã góp phần ổn định lãi suất, tỷ giá, giá vàng, ổn định chỉ số giá tiêu dùng.

Biểu đồ 3.6: Dƣ nợ cho vay Sacombank Thái Nguyên giai đoạn 2012 - nay

127 135 220 323 0 50 100 150 200 250 300 350

Dư nợ cho vay (tỷ đồng)

2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 3.7: Dƣ nợ cho vay theo mảng cá nhân và doanh nghiệp tại Sacombank từ 2012-2015 (đvt tỷ đồng)

Từ năm 2012 đến 2015, dư nợ cho vay cá nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 72 tỷ đồng năm 2012 lên 225 tỷ đồng năm 2015. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay được cân bằng khá tốt, năm 2012 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp/cho vay cá nhân là 43.3% thì tới năm 2015 là 43.5%. Điều này cho thấy sự phát triển dư nợ cho vay được thực hiện đúng định hướng bán lẻ và chuyên nghiệp của Sacombank.

3.2.3. Quản lý lãi suất cho vay

Bảng 3.2. Diễn biến tỷ trọng lãi suất cho vay từ 2012-2015 (%)

Năm Tỷ trọng lãi suất 2012 72 92 168 225 55 43 54 98 0 50 100 150 200 250 300 350 2012 2013 2014 2015

Cho vay doanh nghiệp Cho vay cá nhân

2013

2014

2015

Lãi suất cho vay của Sacombank Thái Nguyên có xu hướng ngày càng hợp lý hơn. Từ tháng 8 năm 1994 NHNN quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế. Lãi suất cho vay được điều chỉnh liên tục theo xu hướng giảm dần đã góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế sử dụng vốn vay của ngân hàng vào SX-KD (xem bảng 3.2).

Bắt đầu từ giữa năm 2012 Sacombank chủ động, linh hoạt điều chỉnh lãi suất, có thời điểm liên tục hạ lãi suất cho vay, nhất là những tháng cuối năm 2014 nhằm khuyến khích, mở rộng TDNH đối với phát triển kinh tế. Tại thời điểm 2012, lãi suất vay trung bình là 18%/năm trong đó phân khúc lãi suất từ 15-16%/năm chiếm 42% tổng dư nợ, tuy nhiên, đến thời điểm 2015 lãi vay trung bình là 11% trong đó phân khúc lãi suất từ 9 - 12%/năm chiếm 70% tổng dư nợ. Rõ ràng đây là sự cố gắng tích cực của ngân hàng trong việc thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Có 02 nguyên nhân để Sacombank Thái Nguyên điều chỉnh được lãi suất như trên, cụ thể:

+ Đầu tiên là nhờ sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước bằng một loạt các quy định chặt chẽ để kiểm soát lãi suất như: Áp trần mức lãi suất huy động và lãi suất vay đối với các TCTD, điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo thanh khoản cho thị trường, thực hiện các gói hỗ trợ kích cầu cho các lĩnh vực như BĐS, xây dựng, công nghiệp sản xuất, chế biến, vận tải…

+ Thứ hai là nhờ sự điều hành linh hoạt của Sacombank theo diễn biến thị trường, điều này được thể hiện qua một loạt các văn bản điều chỉnh lãi suất cho vay như: Cố định lãi suất cho vay trong khoảng thời gian nhất định (từ 1 đến 6 tháng) sau thời điểm đó, lãi suất cho vay được tính theo lãi suất huy động cộng với một biên độ cố định và được điều chỉnh thường xuyên (thường là 03 tháng/lần) điều này đảm bảo lãi suất vay có sự thay đổi kịp thời so với sự thay đổi của lãi suất huy động. Bên cạnh đó, Sacombank liên tục ban hành những gói ưu đãi lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn: Sản xuất kinh doanh, xây sửa nhà cửa, mua BĐS, mua ô tô và tiêu dùng phục vụ đời sống. Chính nhờ những chính sách này mà lãi suất cho vay đã giảm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại sacombank thái nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)