Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Luận văn sử dụng hai phương pháp xử lý thông tin bao gồm: * Xử lý thông tin định tính
Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế…
hi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,… Bước tiếp theo là làm thế nào để phân tích các thông tin trên.
Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chúng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập được.
* Xử lý thông tin định lượng
Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Nhà nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao:
- Những con số rời rạc: Là hình thức thông dụng trong các tài liệu khoa học. Cung cấp cho người đọc những thông tin định lượng để có thể so sánh được các sự kiện với nhau. Con số rời rạc được sử dụng trong trường hợp số liệu thuộc các sự vật riêng lẻ, không mang tính hệ thống, không thành chuỗi theo thời gian. Bao gồm các con số thời điểm về cho vay, huy động, nhân sự, mạng lưới.
- Bảng số liệu: Được sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện một cấu trúc hoặc một xu thế. Các số liệu được tổng hợp thành dạng bảng với 3 nội dung: tình hình kinh doanh Sacombank, diễn biến nợ xấu và tỷ trọng lãi suất huy động qua các năm 2012 - 2015.
- Biểu đồ: Đối với những số liệu so sánh, người nghiên cứu có thể chuyển từ bảng số liệu sang biểu đồ để cung cấp cho người đọc một hình ảnh trực quan về tương quan giữa hai hoặc nhiều sự vật cần so sánh. Các số liệu được biểu thị qua biểu đồ với các nội dung về: Quy mô mạng lưới, diễn biến dư nợ, cơ cấu nhân sự, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh qua các năm 2012 - 2015.
1. Xác định dữ liệu cần thiết và lên kế hoạch thu thập
2. Thu thập số liệu và lên mẫu biểu, bản vẽ
3. Lựa chọn dữ liệu và phân tích, đánh giá độ tin cậy
4. Nhập dữ liệu theo sự sắp xếp nghiên cứu
- Sơ đồ: Các số liệu được biểu diễn thành dạng sơ đồ về quy trình cho vay, sơ đồ tổ chức và bộ máy của Sacombank.