Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp đã thực hiện tại Sacombank Thái Nguyên
4.2.1. Hoàn thiện chính sách quản lý cho vay phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
4.2.1.1. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng cho vay
Khác biệt lớn mà Sacombank đã thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế là đưa ra hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng cho vay thay thế cho các quy định hiện hành không còn phù hợp.
Hệ thống xếp hạng khách hàng cho vay nội bộ xây dựng theo hai nhóm: khách hàng doanh nghiệp và khách hàng hộ sản xuất, cá thể.
Một là, xếp hạng cho vay đối với doanh nghiệp, gồm 8 bước chính: Bước 1- Thu thập thông tin.
Bước 2- Xác định ngành nghề kinh tế. Bước 3- Xác định quy mô doanh nghiệp.
Bước 4- Xác định loại hình sở hữu của khách hàng.
Bước 5- Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản: 3 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu hoạt động: 4 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu cân nợ: 2 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu thu nhập: 5 chỉ tiêu.
Bước 6- Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Gồm 46 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: 3 chỉ tiêu; trình độ quản lý và môi trường nội bộ: 9 chỉ tiêu; quan hệ với Ngân hàng: 13 chỉ tiêu; các nhân tố bên ngoài: 8 chỉ tiêu; các đặc điểm hoạt động khác: 13 chỉ tiêu.
Điểm tính theo trọng số của khách hàng doanh nghiệp tính theo thang điểm 100, phân thành 10 hạng khách hàng doanh nghiệp.
Bước 8- Phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng cho vay. Hai là, xếp hạng Cho vay đối với hộ kinh doanh và hộ gia đình, gồm 4 bước: Bước 1- Thu thập thông tin
Bước 2- Chấm điểm thông tin cơ bản khách hàng, gồm 14 chỉ tiêu. Bước 3- Chấm điểm khả năng trả nợ, gồm 5 chỉ tiêu.
Bước 4- Chấm điểm tài sản bảo đảm, gồm 3 chỉ tiêu.
Bước 5- Tổng hợp điểm và xếp hạng Điểm của khách hàng = Điểm bước 2 x Trọng số + Điểm bước 3 x Trọng số + Điểm bước 4 x trọng số.
Bước 6- Phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng cho vay.
4.2.1.2. Xây dựng hệ thống phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay, tăng cường công tác xử lý nợ
Về cơ bản từ năm 2012 đến nay, Sacombank Thái Nguyên đã thực hiện khá tốt đối với quy định của NHNN Việt Nam về phân loại nợ và xử lý rủi ro cho vay, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản đảm bảo cho ngân hàng khá ổn định trong hoạt động và tương đối vững vàng trong trạng thái bất ổn định của nền kinh tế.
Bên cạnh việc phân loại nợ theo quy định, Sacombank đã thực hiện các biện pháp xử lý cụ thể để giảm nợ quá hạn như:
+ Đối với các khách hàng nợ nhóm 2: Sacombank thực hiện lập biên bản, phối hợp với cơ quan chính quyền và đơn vị công tác để yêu cầu khách hàng thực hiện thanh toán khoản nợ. Thông thường việc phát sinh nợ nhóm 2 chủ yếu là khách hàng vay tín chấp CBNV nhà nước, chính vì vậy việc phối hợp với đơn vị công tác để xử lý nợ là một biện pháp hợp lý và có hiệu quả cao.
+ Đối với các khách hàng nợ nhóm 3 trở lên: Sacombank thực hiện khởi kiện để thu hồi nợ, đặc biệt là nhóm các khách hàng vay tín chấp CBNV. Điều này góp phần thu hồi nợ vay dứt điểm, giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, bảo đảm an toàn tín dụng cho Sacombank.
4.2.1.3. Tăng nhanh vốn điều lệ để đạt tỷ lệ tối thiểu vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có được qui đổi rủi ro
Theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng Basel I (áp dụng từ 1988 đến 2006) thì tỷ lệ tối thiểu vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có được qui đổi rủi ro các ngân hàng phải duy trì là 8%, chuẩn mực Basel II (áp dụng từ 2007) là 12%. Theo yêu cầu của NHNN, vốn điều lệ của các TCTD phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ
đồng. Hiện nay tỷ lệ vốn tối thiểu của Sacombank khá cao và cụ thể đến hết tháng 11 năm 2015 Sacombank đã vượt số đó, đạt tới 16.425 tỷ đồng (so với yêu cầu là 3.000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Sacombank đã xây dựng lộ trình huy động vốn từ cổ đông, thu hút cổ đông chiến lược. Đồng thời, cơ cấu lại tài sản có theo hướng giảm bớt các loại tài sản có có mức độ rủi ro cao.
4.2.1.4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng qui mô cho vay
Một là, xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu để tập trung cho vay. Hiện Sacombank đã xây dựng nhóm các khách hàng mục tiêu bao gồm: Nhà phân phối/đại lý hàng tiêu dùng thiết yếu, ngành vận tải, nhà phân phối/đại lý thức ăn chăn nuôi, nhà phân phối/đại lý vật liệu xây dựng, thiết bị điện nước, khách hàng mua bán BĐS, xây dựng & sửa chữa nhà cửa, khách hàng mua ô tô tiêu dùng, khách hàng CBNV nhà nước.
Hai là, tăng cường các gói vay ưu đãi. Hiện các gói vay ưu đãi của Sacombank đã áp dụng đối với tất cả các nhu cầu vay vốn, điều này vừa giúp Sacombank nâng cao khả năng cạnh tranh so với các TCTD khác, vừa hỗ trợ khách hàng mạnh dạn vay vốn và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ.
Ba là, tăng cường liên kết, hợp tác với các đơn vị đầu mối để triển khai sản phẩm cho vay như: Hợp tác toàn diện với đơn vị bán xe ô tô, hợp tác với các công ty phân phối về việc hỗ trợ các đại lý tuyến dưới, hợp tác với các cơ quan nhà nước để triển khai gói vay cho CBNV
Bốn, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ sau cho vay để tối đa hóa lợi nhuận. Với mục tiêu mỗi khách hàng sử dụng tối thiểu 03 sản phẩm/dịch vụ, Sacombank đã cung cấp cho khách hàng các giải pháp tiện ích và nâng cao lợi nhuận cho đơn vị.
Năm, tăng cường hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất khẩu. Điều này nhằm mở rộng danh mục sản phẩm cho vay, tăng cường lợi nhuận cho Sacombank.
Với năm giải pháp kinh doanh như trên, Sacombank đã tạo ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu trên địa bàn.
4.2.2. Hoàn thiện chính sách huy động vốn
Tỷ lệ vốn huy động tại chỗ so với tổng dư nợ cho vay ngày càng giảm, sự lệ thuộc của nhiều chi nhánh vào vốn điều hòa chung toàn hệ thống NHTMCP trên địa bàn Thái Nguyên ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách mở rộng đầu tư cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Để khắc phục khó khăn này, không còn cách nào khác là phải phát huy nội lực để tăng nhanh vốn huy động tại chỗ. Do vậy
từng phòng giao dịch, từng bộ phận và đến từng cá nhân sao cho tạo được sự đồng lòng trong huy động vốn. Cần hướng vào khách hàng tiềm năng, lâu dài trên địa bàn thành phố, nhất là dân cư và những người làm công ăn lương, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Tuy nhiên cần tránh giao chỉ tiêu cho từng cá nhân như một số ngân hàng đã từng làm, bởi sẽ gây áp lực nặng nề đối với nhân viên ngân hàng, gây nên không khí cằng thẳng trong môi trường làm việc, mà chỉ nên có sự động viên khen thưởng khi có thành tích trong huy động vốn.
4.2.2.1. Chính sách khai thác nguồn vốn từ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực SX-KD dịch vụ
Khách hàng doanh nghiệp thường có quan hệ giao dịch cả tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng. Đối với tiền gửi, do tính ổn định thấp vì thường xuyên có nhu cầu thanh toán, nên chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Mục tiêu của khách hàng doanh nghiệp khi gửi tiền không phải chỉ là lãi suất, mà là mục tiêu thanh toán và an toàn. Muốn khai thác tăng nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải làm tốt khâu thanh toán sao cho nhanh gọn, chính xác, kịp thời, an toàn và thuận lợi trong thanh toán và những dịch vụ khác kèm theo.
Đối với những doanh nghiệp thường xuyên có số dư lớn, ổn định, thì ngoài việc ưu tiên trong thanh toán, phục vụ tốt, cần có chính sách khuyến khích, kể cả nâng lãi suất tiền gửi và khuyến mại như tặng quà, thực hiện chính sách ưu đãi khi những khách hàng này có quan hệ vay vốn nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có nguồn thu hàng ngày như xổ số, bán lẻ xăng dầu, hàng hóa dịch vụ. . . cần bố trí thu tiền cả ngày lễ, tết, khi cần cả ngoài giờ hành chính.
4.2.2.2.Chính sách khai thác nguồn vốn tiền gửi từ các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, các đoàn thể
Đây là nhóm khách hàng truyền thống của các NHTM. Do tính chất hoạt động mang tính sự nghiệp, nhóm khách hàng này ít quan tâm đến lợi ích tiền gửi, nhưng lại có những đòi hỏi cao về yêu cầu thanh toán, tiện ích gửi, nhận tiền và thái độ giao dịch. Chú trọng việc cung ứng tiền mặt đầy đủ kịp thời, thanh toán nhanh chóng, chính xác, phục vụ tận tình, thường xuyên quan tâm tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi, để tăng nhanh nguồn vốn này.
4.2.2.3.Chính sách khai thác nguồn vốn tiền gửi từ dân cư
Đây là nhóm khách hàng đa dạng, phong phú và tiềm năng nhất của Sacombank Thái Nguyên. Khi nền kinh tế phát triển, tăng trưởng thì các tầng lớp dân cư sẽ có thu nhập dưới hình thức tiền tệ gia tăng. Mục tiêu chính của nhóm
khách hàng này là lãi suất. Để thu hút nguồn vốn quan trọng này, cần đa dạng các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt về lãi suất, tạo ra các phương thức trả vốn và lãi thích hợp. Đồng thời, bên cạnh đa dạng các loại tiền gửi, phải có những hình thức khuyến mại hấp dẫn để thu hút.
4.2.2.4.Chính sách khai thác có hiệu quả nguồn vốn điều chuyển nội bộ
Với đặc trưng thu nhập dân cư và doanh nghiệp của nhiều vùng trong cả nước mà Sacombank Thái Nguyên mới mở chi nhánh là thấp, trong khi nhu cầu đầu tư vốn để phát triển kinh tế lớn, nên trong những năm tới, Sacombank Thái Nguyên cần tiếp tục điều hòa vốn cho các chi nhánh trong vùng đó. Để giúp khách hàng có thể vay vốn với lãi suất hợp lý và hỗ trợ khó khăn tài chính cho các chi nhánh trong khu vực mới mở chi nhánh, Sacombank Thái Nguyên tăng điều chuyển vốn với lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận vốn lại phụ thuộc vào chất lượng của các khoản cho vay.