Đổi mới chính sách quản lý và điều hành cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại sacombank thái nguyên (Trang 92 - 96)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới

4.3.5. Đổi mới chính sách quản lý và điều hành cho vay

Phần lớn các rủi ro cho vay xảy ra là do không chấp hành tốt quy trình quản lý cho vay. Quy trình nghiệp vụ cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ cho vay (CBTD) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi cán bộ kế toán tất toán - thanh lý hợp đồng cho vay, được phân thành ba giai đoạn là: thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi sau khi cho vay. Do đó, trong mỗi giai đoạn cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện các bước của quy trình, tránh bỏ sót, làm tắt ảnh hưởng đến chất lượng vốn đầu tư. Dưới đây là giải pháp tổ chức thực hiện một bước quan trọng của ba giai đoạn quản lý cho vay:

4.3.5.1. Đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin cho vay

Một là, kết hợp chặt chẽ các bộ phận Các bộ phận Quản lý thông tin khách hàng và quản lý rủi ro, khai thác khách hàng, quản lý cho vay, kiểm tra và kiểm soát nội bộ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, cần phải hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý cho vay để cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng. ngành, tổng công ty được NHNN cảnh báo về khả năng rủi ro cho vay cao.

Hai là, CBTD phải xây dựng thông tin khách hàng CBTD là người thường xuyên tiếp cận khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ.

Ba là, thường xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng Thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất mà khách hàng gửi theo quy định cho ngân hàng hoặc CBTD kiểm tra tình hình kinh doanh và tài chính tại chỗ, lấy số liệu phản ánh trung thực để đánh giá thực trạng hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu để có những ứng xử cho vay phù hợp.

Bốn là, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các báo cáo cho vay. Những báo cáo cho vay được lập (theo quy định) từ ngân hàng cơ sở, ngoài việc gửi ngân hàng cấp trên nghiên cứu, chỉ đạo kịp thời, đúng hướng, cần phải khai thác, sử dụng thông tin có hiệu quả trong công tác quản lý cho vay tại các ngân hàng cơ sở.

Năm là, thiết lập và quản lý tốt hồ sơ cho vay. Xuất phát từ xu hướng chung trong quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên hiện nay là chú trọng mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay hộ kinh doanh, hộ gia đình, cho vay tiêu dùng nên số lượng khách hàng cũng có xu hướng tăng nhanh tức là ngân hàng phải quản lý một khối lượng hồ sơ cho vay và khách hàng rất lớn. Do đó phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ cho vay. Hồ sơ cho vay là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho ngân hàng tiến hành đánh giá cho vay định kỳ.

4.3.5.2. Lựa chọn phương thức cho vay phù hợp

Một là, lựa chọn cho vay từng lần. Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn ngân hàng và khách hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng cho vay. Tổng số tiền rút tối đa bằng số tiền vay cam kết trong hợp đồng cho vay. Phương thức cho vay này có ưu điểm là quen thuộc, mang tính truyền thống của ngân hàng và khách hàng từ trước đến nay.

Hai là, cho vay theo hạn mức cho vay. Cho vay theo hạn mức cho vay là một phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức cho vay duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức cho vay này áp dụng đối với các khách hàng vay vốn thường xuyên, có đặc điểm SX-KD, luân chuyển vốn mang tính chất chu kỳ liên tiếp nhau. Hạn mức cho vay được xác định trên cơ sở mức độ tín nhiệm của khách hàng, nhu cầu vay vốn theo hạn mức của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, chu kỳ SX-KD, vòng luân chuyển vốn vay, dòng tiền của khách hàng, trị giá tài sản đảm bảo (nếu có) và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

Ba là, cho vay theo dự án đầu tư. Nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SX-KD, dịch vụ hoặc các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Trường hợp mà dự án đã

được ngân hàng thẩm định và đồng ý cho vay và khách hàng đã dùng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để chi phí cho dự án vượt phần vốn tối thiểu phải tham gia, thì ngân hàng có thể xem xét cho vay bù đắp phần vượt đó.

- Tiến hành giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn, tư vấn cho khách hàng về các sự cố, khắc phục khó khăn, tiêu thụ sản phẩm, xử lý cho vay, thu nợ.

Bốn là, cho vay hợp vốn: Cho vay hợp vốn một mặt nhằm để đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư hoặc phương án vay vốn có nhu cầu vốn cho vay lớn. Mặt khác và quan trọng nhất là cho vay hợp vốn sẽ phân tán được rủi ro cho vay, vì mức vốn tham gia đầu tư của từng NHTMCP sẽ thấp hơn và do có nhiều ngân hàng tham gia thẩm định nên khi đó tính hiệu quả của các dự án sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn nhiều, hạn chế được những sai phạm về kỹ thuật thẩm định dự án.

Năm là, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Với địa bàn tỉnh Thái Nguyên, một thị trường tiêu thụ lớn của cả nước, cho vay tiêu dùng phải phát triển rất mạnh và đa dạng. Bao gồm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, các dụng cụ sinh hoạt gia đình có giá trị lớn. . .

Đối tượng vay vốn: cần phải đa dạng hóa, bao gồm khách hàng hộ gia đình, cán bộ công nhân viên chức và các thành phần khác; khách hàng có tài sản đảm bảo và khách hàng không có tài sản đảm bảo.

Phương thức phải linh động: vừa cho vay vừa kết hợp giữa cho vay trả ngay và cho vay trả chậm; vừa kết hợp cho vay bán buôn và cho vay bán lẻ; vừa kết hợp giữa cho vay theo từng món với cho vay theo hạn mức, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ cho vay, cho vay thấu chi tài khoản...

4.3.5.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại hoạt động cho vay. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát cần tổ chức thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động cho vay.

- Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra và giám sát cho vay chuyên sâu. - Đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra, tránh kiểm tra máy móc, rập khuôn xáo mòn, dẫn tới tình trạng ứng phó làm giảm hiệu lực kiểm tra kiểm soát cho vay.

- Tổ chức tốt công tác phúc tra. Kết quả qua kiểm tra, kiểm soát phải thể hiện thành biên bản, trong đó đề cập cụ thể những tồn tại, sai sót phát hiện được qua

kiểm tra. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra có biện pháp sửa sai có hiệu quả và thời gian sửa sai.

4.3.5.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề

Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần phải giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản như sau:

Một là, phân loại chi tiết loại nợ xấu Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ, có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay. . . để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.

Hai là, có kế hoạch cụ thể xử lý nợ xấu, cũng như mỗi chi nhánh cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý thu hồi. Thành lập các Tổ xử lý nợ thu hồi nợ, trong đó lãnh đạo phụ trách cho vay làm tổ trưởng. Hàng tuần, tổ xử lý nợ họp để đánh giá kết quả xử lý trong tuần và thống nhất chương trình hoạt động của tuần tới. Hàng tháng tại cuộc họp giao ban tại hội sở, tại các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc báo cáo kết quả xử lý thu hồi nợ xấu để giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ xử lý tiếp theo. Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động cho vay. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với CBTD để nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý cho vay.

Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ và phối kết hợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu. Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu.

Trường hợp khách hàng có biểu hiện thiếu tích cực, không hợp tác tốt với ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch trả nợ, tùy mức độ và từng trường hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhưng phải tuân theo nguyên tắc là kiên quyết, dứt khoát. Trước hết, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng tác động, giáo dục tư tuởng để người vay ý thức được nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp hộ vay là người dân tộc ít người, vận động sự trợ giúp của già làng trưởng bản. Nếu người vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ Bài học rút ra trong nhiều năm là nơi nào làm tốt công tác thu hồi nợ chây ỳ thì nơi đó có tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Trường hợp nợ quá hạn có liên quan đến CBTD tiêu cực, cho vay thiếu khách quan, không đúng chế độ cho vay thì nhất thiết phải xử lý, quy trách nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyên đi thu nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật.

Sau khi thực hiện các giải pháp trên, số nợ quá hạn còn lại sẽ bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Đối với nợ xử lý rủi ro: thực chất của nợ xử lý rủi ro là nợ quá hạn thuộc nhóm 5 đã được xử lý rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Hướng xử lý thu hồi nhóm nợ này là tiến hành phân loại và áp dụng các biện pháp thu nợ như nhóm nợ quá hạn nhưng được xử lý mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Đối với nợ tồn đọng của Sacombank Thái Nguyên giải pháp xử lý thu hồi nợ tồn đọng là: đề nghị chính quyền địa phương quản lý tài sản của người vay; gửi đến tòa án dân sự đề nghị của ngân hàng và chính quyền địa phương về theo dõi và tuyên bố mất tích theo đúng quy định của pháp luật. Đăng báo địa phương yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Khi hội đủ các điều kiện xử lý, bán tài sản của người bỏ trốn để thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại sacombank thái nguyên (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)