Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
4.3.6. Một số giải pháp khác
4.3.6.1. Khẩn trương hoàn thành đề án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống
Để vận hành trôi chảy và an toàn hệ thống này, đòi hỏi phải trang bị hai hệ thống máy chủ từ trung tâm điều hành của Sacombank đến các chi nhánh nối mạng, bao gồm hệ thống giao dịch chính thức và hệ thống dự phòng. Trong điều kiện hệ thống máy chủ chưa đủ dung lượng hoạt động, đòi hỏi phải thay thế hệ thống máy mới, bố trí vị trí hệ thống vận hành chính thức và hệ thống dự phòng theo đúng yêu cầu an toàn là những việc phải xử lý khẩn trương.
4.3.6.2. Tăng cường cơ sở vật chất tại các chi nhánh và phong giao dịch
Khi thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch mới nhìn chung Sacombank Thái Nguyên đều trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, kể cả thiết bị máy móc, phương tiện làm việc, trang hoàng biển hiệu khá đồng bộ theo yêu cầu chung và trình độ chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên do mua sắm một số phương tiện làm việc ngay tại địa phương nên một số loại không đồng bộ về chất lượng, về quy chuẩn. Đồng thời trụ sở một số chi nhánh thành lập lâu chưa có điều kiện trang bị và cải tạo, bố trí lại toàn bộ theo tính thống nhất. Do vậy cần thiết phải sớm khắc
phục những hạn chế này, tạo sự tin tưởng, tạo ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng quan hệ cho vay nói riêng và khách hàng nói chung.
4.3.6.3. Nâng cao năng lực phục vụ khách hàng theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa nghiệp vụ
Sacombank Thái Nguyên cần phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá năng lực cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo và đào tạo lại theo các quy chuẩn của khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục tuyển dụng đội ngũ nhân viên mới có chất lượng cao. Hầu hết Sacombank Thái Nguyên đã có qui chế, tiêu chuẩn tuyển dụng, sát hạch khi tuyển dụng, nhưng cần giám sát chặt chẽ đảm bảo thực hiện nghiêm túc tại tất cả các chi nhánh, các địa phương. Trong đó cần lưu ý tuyển dụng người có nghiệp vụ ngân hàng từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, nhiều độ tuổi và tương ứng về giới tính đề đảm bảo sự phát triển đa dạng của nguồn nhân lực.
- Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ có năng lực để giảm thiểu hiện tượng chảy máu chất xám chạy sang chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc các tổ chức khác.
4.3.6.4. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo tiếp thị
Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi với khách hàng. Phải lập được chương trình tiên tiến, đồng bộ, có sức thu hút đối với mọi đối tượng khách hàng tiền gửi, vay vốn, nhất là hộ nông dân sản xuất hàng hóa, hộ kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông thôn. Cần phải có nhận thức đúng là cho vay sẽ thực sự nâng cao chất lượng một cách vững chắc một khi đông đảo khách hàng vay vốn luôn hiểu rõ về chính sách, các quy định cho vay, để tự giác hoàn trả vốn vay đúng hạn, luôn quan tâm đến hiệu quả đầu tư vốn vay.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung cho việc nâng cao khả năng quản lý hoạt động cho vay của Sacombank Thái Nguyên, luận văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau và có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:
1- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM và quản lý hoạt động cho vay.
2- Khái quát kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay của một số nước, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích đối với các NHTM Việt nam nói chung và Sacombank Thái Nguyên nói riêng.
4- Phân tích và làm rõ thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Sacombank Thái Nguyên.
5- Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động cho vay của Sacombank Thái Nguyên, luận văn đã nêu và làm nổi bật những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay, tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế đó.
7- Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất những giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay của Sacombank Thái Nguyên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Cúc (2009), Quản lý ngân hàng thương mại, nxb. Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh.
2. Hồ Diệu (2003), Ngân hàng thương mại, nxb. Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nxb. Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
4. Ernst & Young (2001), Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam trong ngành ngân hàng, Hà Nội.
5. Học Viện Ngân hàng (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, nxb. Thống kê, Hà nội.
6. Lê Văn Tề (2010), Cho vay ngân hàng, nxb. Giao thông vận tải, TP.Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro, nxb. Thống kê, Hà Nội. 8. Báo cáo thường niên và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của một số
Sacombank các năm 2012.
9. Báo cáo thường niên và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của một số Sacombank các năm 2013.
10. Báo cáo thường niên và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của một số Sacombank các năm 2013
11. Bộ Tài Chính (2009), Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính tại Việt Nam và các tình huống áp dụng chuẩn mực kế toán, nxb. Lao động, TP. Hồ Chí Minh.
12. Bộ Tài Chính (2009), Hướng dẫn thực hiện chính sách kích cầu đầu tư của ngân hàng và các tổ chức cho vay nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô năm 2009, nxb. Tài chính, TP. Hồ Chí Minh.
13. Bộ Tài Chính (2009), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức cho vay, hướng dẫn quản lý chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, nxb. tài chính, TP. Hồ Chí Minh.