Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên
3.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động cho vay
*Nguồn vốn của Ngân hàng:
Một Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.
Hiện nay, Sacombank đang có tổng vốn điều lệ là 16.425 tỷ đồng gấp 5.5 lần so với với yêu cầu vốn tối thiểu của pháp luật. Trong thời gian tới, Sacombank có nhu cầu nâng tổng vốn điều lệ lên trên 18.000 tỷ đồng, điều này tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động của Sacombank.
Với địa bàn Thái Nguyên, tổng nguồn huy động tới thời điểm 2015 là 410 tỷ đồng, con số này đã đáp ứng tốt nhu cầu cho vay tại địa bàn. Với hiệu suất sử dụng vốn vay/huy động đạt trung bình 78% chứng tỏ khả năng huy động vốn của Sacombank vẫn đảm bảo nhu cầu cho vay của thị trường.
* Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.
Tại Sacombank, những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Cùng với đó, Sacombank đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, mở rộng hoạt động cho vay.
Chính nhờ chính sách tín dụng chặt chẽ và được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nên Sacombank Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển cho vay, mở rộng thị phần. Tuy nhiên, trong chính sách tín dụng còn một số điểm bất cập như: Mức tài trợ cho dòng xe ô tô Trung Quốc theo quy định là 50% giá trị tài sản bảo đảm (Hiện các ngân hàng tài trợ 60-65% giá trị tài sản bảo đảm), việc định giá tài sản gắn liền với đất gặp khó khăn khi yêu cầu có giấy chứng nhận QSDĐ và tài sản trên đất, mà hiện nay một số tỉnh thành trong đó có tỉnh Thái Nguyên chưa cấp loại GCN này…Trong thời gian tới, Sacombank cần có những biện pháp tháo gỡ các chính sách tín dụng này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cho vay.
*Thông tin tín dụng
Để ngày càng cường hoạt động cho vay đạt hiệu quả, chất lượng cao, Ngân hàng thương mại phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của Ngân hàng (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trường kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ,đối thủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng,... ). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong Ngân hàng mình. Yêu cầu thông tin: đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Hiện nay, Sacombank đã xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường nhằm cung cấp thông tin thường xuyên liên tục để CBTD nhằm cung cấp kịp thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường. Các thông tin này được thống kê dưới dạng: Báo cáo Quý, Báo cáo tháng và tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội mỗi ngày. Cụ thể: Bản tin văn bản lập quy được gửi vào ngày 25 hàng tháng nhằm cung cấp các thông tin về chính sách pháp luật và quy định của Sacombank có sự điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới trong tháng tiếp theo; Bản tin Văn phòng khu vực hàng Quý sẽ cung cấp thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội tại khu vực đó, kết quả hoạt động của các chi nhánh trong khu vực, tuyên dương các tập thể, cá nhân xuất sắc; Bản tin quản lý rủi ro được gửi vào ngày đầu tiên của mỗi Quý sẽ cung cấp các nội dung dẫn tới rủi ro cho hoạt động của Sacombank, đưa ra các tình huống thực tế, phân tích và đưa ra các biện pháp khắc phục; Bản tinh Kinh tế - Xã hội được cập nhật mỗi ngày tại Website nội bộ: haokhi.sacombank.com nhằm cung cấp cho CBTD những thông tin về Ngân hàng, thị trường tài chính quốc tế, các hoạt động nổi bật tại Sacombank và các ngành hàng Sacombank quan tâm như: Gạo, Café, Gỗ, Thủy sản, BĐS,…Chính nhờ có hệ thống thông ti này đội ngũ CBTD sẽ nhanh chóng tìm ra những phương hướng kinh doanh phù hợp, tận dụng được cơ hội và hạn chế rủi ro cho Sacombank.
*Năng lực điều hành của ban lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó thể ở các mặt sau:
- Khả năng chuyên môn: 100% cán bộ lãnh đạo tại Sacombank Thái Nguyên có trình độ từ Đại học trở lên về các khối ngành Kinh tế, Tài chính - ngân hàng, Luật hoặc Quản trị kinh doanh.
- Khả năng phân tích và phán đoán: Có 4/7 cán bộ trong ban lãnh đạo là người địa phương, nắm rõ tình hình kinh tế & xã hội nên việc phân tích và phán đoán các thay đổi của thị trường là khá tốt, cùng với đó, Ban điều hành thường xuyên họp hội ý vào thứ 2 hàng tuần nhằm đánh giá thị trường, trao đổi nghiệp vụ và tháo gỡ các khó khăn.
- Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: Đây được coi là điểm mạnh tại Sacombank Thái Nguyên khi đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ năng tốt, hài hòa lợi ích và nhận được sự tin tưởng của đại đa số CBNV.
Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh được đề xuất bởi nhân viên Ngân hàng.
Hiện nay, Sacombank có 51 nhân sự trong đó: Bộ phận giao dịch viên có trình độ tối thiểu từ cao đẳng trở lên, bộ phận tín dụng và quản lý rủi ro 100% là trình độ đại học, các bộ phận khác như lao công, bảo vệ, lái xe đều tuyển chọn những người có thái độ làm việc tốt, có quan hệ với Sacombank hoặc bộ đội xuất ngũ. Chính từ đội ngũ CBNV này mà Sacombank có được một nền tảng chất lượng nhân sự vững mạnh, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho Sacombank.
Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Sacombank có trụ sở tại đường Hoàng Văn Thụ - tuyến đường huyết mạch của TP Thái Nguyên, cùng với vị trí đắc địa tại đúng ngã tư có mặt tiền thoáng rộng và được đầu tư xây dựng hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng. Điều này giúp Sacombank tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là hoạt động cho vay.
*Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
Chiến lược của Sacombank là tập trung vào bán lẻ với phương châm an toàn - hiệu quả - bền vững, chính vì có mục tiêu rõ ràng và thống nhất nên toàn thể các hoạt động kinh doanh tại Thái Nguyên tập trung mạnh vào phân khúc này. Nổi bật là các sản phẩm cho vay ô tô, cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, tài trợ các nhà phân phối và đại lý. Nhóm khách hàng bán lẻ đem lại lợi nhuận cao, tỷ lệ rủi ro thấp và phân tán. Tuy nhiên, chính sách này khiến cho việc tăng trưởng quy mô chậm, thiếu ưu đãi cho những khách hàng lớn hoặc các đơn vị sản xuất.
*Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được điều này, Sacombank luôn trú trọng công tác truyền thông, bán hàng và chăm sóc sau bán hàng. Với điểm mạnh là hệ thống thông tin đồng bộ, chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ và có chất lượng cao, Sacombank được đánh giá là một trong những ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên, trong việc phát triển mạng lưới, Sacombank đang tỏ ra chậm chạp so với các đối thủ cạnh tranh khi chưa mở được phòng giao dịch. Điều này tạo ra những hạn chế rất lớn trong công tác huy động vốn và phát triển hoạt động cho vay.