5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1. Đối với kinh tế - xã hội Thái Nguyên
Thứ nhất, quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển bền vững, với tốc độ nhanh trước hết là đẩy mạnh huy động vốn, kể cả huy động vốn trên thị trường I và huy động vốn trên thị trường II; mở rộng mạng lưới trong toàn quốc, tạo nguồn vốn lớn, ổn định, chủ động trong hoạt động cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế ở thành phố, cũng như các địa phương khác.
Trong cơ cấu khách hàng cho vay của Sacombank Thái Nguyên số đông là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng là các hộ kinh doanh nên góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn.
Chất lượng cho vay của Sacombank Thái Nguyên không ngừng được tăng cường. Thông qua hoạt động cho vay, Sacombank Thái Nguyên còn tư vấn dự án, tư vấn tài chính, tư vấn thị trường và quản lý doanh nghiệp cho các khách hàng vay vốn nên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Vốn cho vay của Sacombank Thái Nguyên được mở rộng, dư nợ cho vay tăng cao, chất lượng cho vay được đảm bảo góp phần tạo nhiều việc làm mới cho người lao động với thu nhập ngày càng ổn định.
Với những kết quả đó cho thấy quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên đã góp phần thúc đẩy môi trường cạnh tranh, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn.
Thứ hai, nguồn vốn huy động tăng nhanh là tiền đề để Sacombank Thái Nguyên chủ động quản lý hoạt động cho vay hiệu quả theo đúng mục tiêu mở rộng, đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động tại chỗ tăng nhanh, do đó tỷ trọng vốn huy động tại chỗ so với tổng dư nợ cho vay cũng tăng khá, tạo sự chủ động cho Sacombank Thái Nguyên mở rộng cho vay. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động của Sacombank Thái Nguyên có trụ sở chính trên địa bàn cũng tăng cao do nỗ lực của các chi nhánh ở ngoài địa bàn, nên đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế ở nội thành và ngoại thành. Bởi vậy với
sự gia tăng vốn TDNH, nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển động chung của kinh tế, thì cơ cấu kinh tế thành phố đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp và dịch vụ, phát triển ngành nghề mới, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Đến hết tháng 11/2015 dư nợ của Sacombank Thái Nguyên đối với ngành công nghiệp và xây dựng chiếm trên 30%, ngành thương mại và dịch vụ chiếm 35%, đầu tư bất động sản, kể cả mua hàng theo hình thức cho vay tiêu dùng trả góp chiếm 15%, ngành khác 15%; ngành nông lâm thủy hải sản đạt 5%. Sự chuyển dịch cơ cấu này tạo điều kiện cho kinh tế thành phố phát triển ổn định và vững chắc.
Thứ ba, quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên tham gia tích cực các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên có 3 chương trình kinh tế lớn với vai trò tham gia chủ lực của vốn TDNH:
- Chương trình cho vay phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, chẳng những giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp di dời các cơ sở trong nội thành gây ô nhiễm chuyển ra ngoại thành, hiện đại hóa cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Chương trình cho vay kích cầu đầu tư, tổng dư nợ của Sacombank Thái Nguyên đến hết tháng 11 năm 2015 đạt trên 323 tỷ đồng. Vốn cho vay đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, dự án an sinh xã hội, giao thông, nước sạch, đã và đang mang lại hiệu quả nhiều mặt cho thành phố.
- Chương trình cho vay phục vụ nông nghiệp - nông thôn, cũng liên tục tăng dư nợ trong các năm qua, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn khiêm tốn. Vốn cho vay hỗ trợ các hộ nông dân, trang trại, các doanh nghiệp và hợp tác xã có điều kiện đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân, cung cấp nông sản, thực phẩm cho nội thành và cho xuất khẩu.
Thứ tư, quản lý hoạt động cho vay ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát triển tài khoản cá nhân, dịch vụ chi trả lương và tài khoản của doanh nghiệp, gắn liền với phát triển khách hàng vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đến lượt nó thúc đẩy sự phát triển thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là ưu điểm nổi bật của hoạt động ngân hàng trên địa bàn những năm gần đây. Nhìn lại giai đoạn 2010 - 2015, có thể nói các dịch vụ ngân hàng phát triển nhảy vọt và bùng nổ trong 5 năm gần đây, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đó là các dịch vụ về giao dịch ngân hàng một cửa, thanh toán tiền điện và điện
thoại qua hệ thống thẻ ATM, thanh toán điện tử, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích khác. Đây là xu hướng tích cực về phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán qua ngân hàng. Với xu hướng đó đã làm cho thu nhập từ dịch vụ của Sacombank Thái Nguyên tăng lên chiếm 10% - 15% tổng thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên con số này còn rất khiêm tốn so với khả năng và nguồn lực của Sacombank.
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho các nhu cầu: mua xe ô tô, mua căn hộ, sửa chữa nhà, du học, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài, đi xuất khẩu lao động, một mặt đáp ứng nhu cầu đa dạng về cho vay của khách hàng, mặt khác góp phần thúc đẩy dịch vụ ngân hàng phát triển.
3.3.1.2. Đối với Sacombank
Một là, làm cho Sacombank Thái Nguyên ngày càng phát triển ổn định hơn. Quản lý hoạt động cho vay ngày càng hiệu quả đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững với lợi nhuận ngày càng tăng đối tới Sacombank Thái Nguyên trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
Quản lý hoạt động cho vay của Sacombank Thái Nguyên đã đáp ứng khá tốt các mục tiêu về tăng trưởng dư nợ, tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Cho đến nay và nhiều năm tới, mặc dù quy mô thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi cho vay ngày càng tăng, nhưng cho vay vẫn đóng vai trò lớn nhất về lợi nhuận của Sacombank Thái Nguyên. Quy mô dư nợ cho vay ngày càng tăng với tốc độ nhanh, làm cho tổng tài sản tăng mạnh, cũng có nghĩa là quy mô kinh doanh của Sacombank Thái Nguyên trên địa bàn tăng nhanh và ngày càng lớn. Tại Sacombank Thái Nguyên, lợi nhuận từ thu lãi cho vay chiếm trên 70% tổng thu nhập của ngân hàng.
375 564 734 13,401 15,270 16,316 3,826 5,428 7,602 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 2013 2014 2015 Tổng tài sản Tổng thu nhập Lợi nhuận
Biểu đồ 3.8. Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của Sacombank Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2015 (Đơn vị: tỷ đồng)
Hai là, quản lý nguồn vốn trong nghiệp vụ tài sản nợ và quản lý hoạt động cho vay trong nghiệp vụ tài sản có ngày càng có hiệu quả. Đổi mới đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là Sacombank Thái Nguyên đều thành lập những bộ phận nghiệp vụ chuyên sâu theo phương thức tổ chức kinh doanh Ngân hàng bán lẻ hiện đại, có sự tách biệt và khống chế kiểm soát lẫn nhau, như các phòng: Kế toán - Quỹ, Kinh doanh, Kiểm soát rủi ro…. Các chức năng cụ thể các phòng là tham mưu, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn, hỗ trợ và tư vấn khách hàng vay vốn, thẩm định dự án xin vay, đánh giá về rủi ro cho vay…
Công việc kinh doanh vốn thường được xây dựng thành các đề án trước mắt, trung hạn và dài hạn. Đây là bộ phận đưa ra các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị để khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng, thực hiện thẩm định và đề xuất trực tiếp tới các nội dung cho từng loại sản phẩm và dịch vụ.
Phòng kiểm soát rủi ro xử lý tiếp theo về nghiệp vụ đối với hồ sơ vay vốn, hoạt động ngân quỹ và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến của mình về việc có nên chấp nhận hay không chấp nhận thực hiện nghiệp vụ đó nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn phát sinh.
Phòng Kế toán quỹ có trách nhiệm trong công tác hoạch toán, bảo đảm an toàn ngân quỹ, quản lý chung và thực hiện các báo cáo nội bộ.
Ba là, Mỗi chi nhánh đều thành lập một tổ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn bao gồm các thành phần liên quan trực tiếp tới khoản vay bao gồm: Ban giám đốc, phòng kiểm soát rủi ro, phòng kinh doanh, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động cho vay nhằm đánh giá chính xác thực trạng khách hàng và đưa ra các phương thức xử lý cụ thể, nâng cao hiệu quả quản lý nợ.
Bốn là, quản lý hoạt động cho vay theo chiến lược làm danh mục cho vay của Sacombank Thái Nguyên ngày càng hợp lý hơn. Các sản phẩm cho vay của Sacombank Thái Nguyên ngày càng đa dạng hơn, như: cho vay theo hạn mức cho vay, cho vay từng lần, cho vay theo dự án, bảo lãnh,… Lĩnh vực đầu tư cho vay cũng đa dạng hơn, như: cho vay SX-KD, tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu, cho vay đầu tư bất động sản, kinh doanh dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng trả ngay và trả góp. Cơ cấu cho vay theo thời gian cũng phù hợp hơn, giữa cho
vay trung hạn, ngắn hạn, dài hạn. Các đối tượng khách hàng cũng đa dạng, như DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình và cá nhân.
Năm là, chủ động thực hiện một cách bài bản, có chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc giảm lãi suất cho vay và quản lý hoạt động cho vay có hiệu quả hơn. Khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức trong danh mục nguồn vốn của Sacombank Thái Nguyên được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và quản lý hoạt động cho vay có hiệu quả hơn.
Biện pháp đầu tiên để thực hiện mục tiêu này đó là phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản; phát triển dịch vụ thẻ ATM; mở rộng dịch vụ chi trả lương qua hệ thống máy ATM đối với các doanh nghiệp và tổ chức có đông công nhân, đông người lao động. . . Biện pháp đồng thời đó là tổ chức tiếp thị tới các đơn vị thường có tiền gửi thanh toán lớn, như các tổ chức bảo hiểm, hành chính sự nghiệp có thu…Định hướng kinh doanh này một mặt tạo điều kiện cho Sacombank thu phí dịch vụ, mặt khác tăng tỷ trọng tiền gửi có lãi suất thấp trong tổng nguồn vốn.
Vốn huy động từ xã hội (gọi là thị trường I) luôn luôn chiếm từ 60% - 70% tổng nguồn vốn hoạt động của mỗi Ngân hàng. Đối với các định chế NHTMCP, nếu tính cả vốn cổ phần do cổ đông là tổ chức và cá nhân đóng góp, bao gồm cổ đông chiến lược nước ngoài, thì vốn huy động từ thị trường xã hội còn cao hơn, có ngân hàng còn đạt tỷ lệ tới 80% - 85%. Do đó có thể nói nghiệp vụ huy động vốn từ xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng và sống còn đối với các NHTM, đặc biệt là Sacombank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nơi mà nhu cầu vốn để cho nền kinh tế rất lớn.
Sacombank Thái Nguyên có quy mô lớn giảm đi sự phụ thuộc vào vốn vay trên thị trường liên ngân hàng, kênh hỗ trợ vốn trên thị trường mở (như cho vay tái chiết khấu, cho vay tái cấp vốn) của NHNN.
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng. Tuy việc sử dụng vốn từ loại nguồn vốn này không cao và thiếu ổn định, nhưng đây là loại vốn huy động có lãi suất thấp, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, giảm chi phí huy động vốn.
Sáu là, Trong các năm gần đây, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Sacombank Thái Nguyên vẫn thực hiện đổi mới mạnh mẽ, chủ động và linh hoạt,
công tác quảng bá thương hiệu được làm chuyên nghiệp và mạnh mẽ hơn, nên đã tạo được lòng tin đối với dân chung vào ngân hàng ngày càng tăng.
Bảy là, quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank tại tỉnh Thái Nguyên ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trang bị máy móc thiết bị, hệ thống mạng…) và ứng dụng công nghệ kinh doanh hiện đại, là quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Là điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ, và cung ứng các sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Đến nay tất cả Sacombank Thái Nguyên đã mua và sử dụng công nghệ ngân hàng lõi: Core Banking của các hãng nước ngoài. Đây là công nghệ ngân hàng hiện đại giúp cho quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý hoạt động cho vay nói riêng của Sacombank Thái Nguyên có tính chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại nói trên, Sacombank Thái Nguyên ứng dụng các phần mềm khác nhau trong động kinh doanh: phần mềm quản lý tiền gửi dân cư; hệ thống thanh toán điện tử; hệ thống thanh toán quốc tế; phần mềm quản lý kế toán và cho vay....(với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, cơ sở dữ liệu khác nhau).
Đặc biệt Sacombank Thái Nguyên ứng dụng hệ thống phần mềm Ngân hàng bán lẻ, với mức độ tiện ích rất cao, được thiết kế chạy trên mạng diện rộng, hỗ trợ nhân viên trong giao dịch với khách hàng. Đây là hệ thống chương trình phần mềm hiện đại, với cơ sở dữ liệu mạnh, tập trung. Theo đó tất cả các giao dịch đều được xử lý tập trung và theo thời gian thực. Khách hàng có thể giao dịch tại bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào trong hệ thống của Sacombank. Bên cạnh đó Sacombank đã xây dựng các website để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, lãi suất và các thông tin khác về ngân hàng mình cho khách hàng; phát triển và ứng dụng các phần mềm thanh toán quốc tế, hệ thống cung cấp kết nối và truyền điện thanh toán quốc tế với SWIFT; phần mềm cho dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ cho vay.
Tám là, hệ thống mạng lưới của Sacombank Thái Nguyên phát triển và phát huy tốt vai trò kênh phân phối các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Gắn liền với quá trình này, Sacombank Thái Nguyên không ngừng mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động, mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ nói chung, sản phẩm cho vay nói riêng. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng, doanh nghiệp và dân cư tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng thuận lợi hơn rất nhiều, góp phần thúc đẩy kinh tế Tỉnh Thái Nguyên tăng trưởng và phát triển.