5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Xây dựng và quản lý một số chính sách cho vay đặc thù đối vớ
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
Kinh tế Thái Nguyên có nhiều đặc điểm rất năng động, phát triển nhiều lĩnh vực mới có nhu cầu số vốn rất lớn. Với các điều kiện kinh tế - xã hội - tự nhiên đặc thù khác nhau, đòi hỏi phải có những chính sách cho vay đặc thù mới có thể phát huy được hiệu quả của đồng vốn đầu tư. Những điểm khác biệt đó là:
4.3.2.1.Gắn việc thiết lập, quản lý ngành với quản lý đối tượng đầu tư
Hạn mức cho vay ngành được hội sở chính của Sacombank đề cập trong những năm gần đây nhưng chưa thực hiện. Việc quản lý hạn mức cho vay theo ngành phải gắn với quản lý đối tượng đầu tư thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu đáng kể rủi ro cho vay.
4.3.2.2. Xây dựng chính sách và định mức đầu tư vốn cho các khu vực kinh tế.
Trong những năm tới, tại tất cả các khu vực, các vùng kinh tế và các địa phương trong cả nước mức độ cạnh tranh giữa các TCTD sẽ tăng lên. Do đó, Sacombank Thái Nguyên cũng chính là người tham gia cạnh tranh và là đối thủ cạnh tranh rất mạnh mẽ về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Để thực hiện tốt nội dung này Sacombank Thái Nguyên cần phải thực hiện tốt một số chính sách lớn sau đây:
Thứ nhất, huy động vốn từ các khu vực thành thị để bảo đảm cung ứng nhu cầu vay vốn hợp lý cho khách hàng trong khu vực nông thôn, các huyện mới mở chi nhánh.
Thứ hai, ưu tiên cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế trang trại ngoại thành vốn là khách hàng truyền thống của Sacombank Thái Nguyên trong thời gian qua.
Thứ ba, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận theo nguyên tắc cung cầu thị trường. Cần chú trọng điều chuyển vốn trong nội bộ sao cho có lợi thế về lãi suất huy động nhằm đảm bảo mức lãi suất cho vay hợp lý để hỗ trợ khách hàng và nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh phát triển thị phần, mở rộng thị trường và giữ địa bàn cho vay của mình.