Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Sacombank Thái Nguyên
3.2.5. Quản lý mạng lưới
Đó là việc Sacombank phát triển mạng lưới, bao gồm mở các chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố, quận huyện mới, thành lập các phòng giao dịch tại các điểm dân cư tập trung, trung tâm thương mại, các khu phố đông đúc. Mạng lưới này vừa làm nhiệm vụ huy động vốn, vừa làm nhiệm vụ cho vay, cung ứng dịch vụ ngân hàng. Mạng lưới này là kênh huy động vốn rất quan trọng và hiệu quả mà không cần tăng lãi suất trên thị trường tiền gửi. Bên cạnh đó đây chính là chiến lược mở rộng và chiếm lĩnh thị trường hoạt động ngân hàng bán lẻ tới đông đảo dân cư và doanh nghiệp, thu hút tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán. Mạng lưới đó cũng cho phép thực hiện cho vay có hiệu quả, phát triển khách hàng vay vốn tại chỗ, nắm sát tình hình kinh doanh của khách hàng, thẩm định và kiểm tra sau khi cho vay hiệu quả hơn.
Hiện tại, Sacombank đang có 01 chi nhánh và 05 điểm giao dịch ATM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau:
+ 66 Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên.
+ Số 405 Lương Ngọc Quyến, Tp.Thái Nguyên, Thái Nguyên. + Trung tâm y tế, TP Thái Nguyên
+ Đại học Nông Lâm Thái Nguyên + Ngã tư Ba Hàng, TX Phổ Yên
Trong kế hoạch năm 2016, Sacombank dự định mở 02 phòng giao dịch tại TX Phổ Yên và Khu vực Gang Thép - TP Thái Nguyên. Kế hoạch tới năm 2020, Sacombank Thái Nguyên sẽ mở rộng mạng lưới phòng giao dịch đảm bảo yêu cầu tối thiểu 01 phòng giao dịch/huyện. Theo kế hoạch trên, Sacombank sẽ có mạng lưới phủ khắp các huyện, điều này sẽ thúc đẩy qui mô cho vay và nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng.