Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
4.3.4. Phát triển mạng lưới, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý cho vay đáp
cầu tiếp nhận vốn cho vay và phù hợp với khả năng quản lý
4.3.4.1. Phát triển mạng lưới đáp ứng nhu cầu tiếp nhận vốn cho vay phù hợp với khả năng quản lý
Với mức bình quân một CBTD quản lý khách hàng và mức dư nợ bình quân do một CBTD quản lý đang ngày càng gia tăng, khách hàng phức tạp, địa bàn rộng, để bảo đảm khả năng quản lý cho vay hiệu quả, đòi hỏi Sacombank Thái Nguyên phải tuyển dụng thêm CBTD cho các chi nhánh khu vực đông khách hàng, hay khu vực địa bàn rộng. Nhưng việc tăng CBTD, tăng khách hàng vay vốn sẽ gặp phải giới hạn là khả năng quản lý của chi nhánh. Khi số lượng nhân viên ngân hàng và khối lượng khách hàng đạt tới một qui mô nhất định sẽ vượt quá khả năng quản lý của ban lãnh đạo chi nhánh, đòi hỏi phải tách chi nhánh. Nhưng việc tăng chi nhánh lại gặp hai vấn đề: một là, công nghệ hiện tại của Sacombank Thái Nguyên không cho phép quản lý theo mô hình cho vay tập trung với quá nhiều chi nhánh; hai là, theo QĐ 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 của Thống đốc NHNN v/v ban hành quy định về mạng lưới của NHTM. Giải pháp trước mắt là mở thêm Phòng Giao dịch tại các vùng, các địa bàn có thể được.
Với thực trạng về năng lực quản lý chung của các chi nhánh NHTMCP trên địa bàn Thái Nguyên mức độ quản lý khoảng 80 - 85 cán bộ, trong đó CBTD khoảng 15 - 20 người là hợp lý, vượt con số trên cần phải mở phòng giao dịch. Việc mở thêm các phòng giao dịch tại các địa phương, khu vực sẽ đáp ứng được nhu cầu gửi và vay tiền ngày càng tăng của khách hàng ở các khu vực khác nhau sẽ tăng cường được khả năng quản lý cho vay, khắc phục khó khăn về khả năng công nghệ (vì là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc chi nhánh, không nối mạng trực tiếp với trung tâm điều hành) và phù hợp với qui định của NHNN về điều kiện mở chi nhánh. Trong điều kiện hiện tại, mỗi phòng giao dịch nên duy trì biên chế khoảng từ 10 đến 12 người, trong đó CBTD từ 3 đến 4 người. Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên
cứu tăng thêm các quyền hạn cho phòng giao dịch, trước hết là quyền cho vay tối đa đối với một khách hàng và định mức tồn quỹ giao dịch hàng ngày.
Cùng với mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, cần chú trọng cũng cố và tăng cường mô hình ngân hàng lưu động. Trong đó, ưu tiên trang bị mới xe ngân hàng chuyên dụng và các trang thiết bị an toàn, an ninh hoạt động để tạo điều kiện cho khách hàng và cũng là thu hút khách hàng cho ngân hàng.
Giải pháp mở thêm phòng giao dịch chỉ phù hợp với điều kiện hiện nay và trong vài ba năm tới. Về lâu dài, Sacombank Thái Nguyên cần phải đầu tư hệ thống công nghệ quản lý ngân hàng mới, tăng thêm vốn điều lệ để mở thêm chi nhánh mới.
4.3.4.2. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý cho vay tại các chi nhánh trực thuộc theo mô hình quản lý ngân hàng hiện đại
Cần phải có những thay đổi bộ máy quản lý theo mô hình ngân hàng hiện đại, phổ biến là:
Một là, bộ phận quản lý thông tin khách hàng (nằm tại hội sở) Quản lý chương trình thông tin khách hàng trên cơ sở thực hiện đăng nhập thông tin cơ bản về khách hàng có nhu cầu cấp cho vay; cấp mã số, đăng ký, quản lý thông tin và thực hiện các dịch vụ khách hàng, kể cả khách hàng đã trả hết nợ và khách hàng tiềm năng. Việc vận hành và quản lý thông tin khách hàng cần được thực hiện tập trung tại trung tâm điều hành tại hội sở chính; mỗi khách hàng chỉ được cấp một mã khách hàng duy nhất. Nhiệm vụ của bộ phận thông tin khách hàng tại chi nhánh là đăng nhập thông tin khách hàng do chi nhánh thu thập được vào kho dữ liệu chung của toàn hệ thống và khai thác thông tin từ kho dữ liệu để quản lý, xử lý rủi ro cho vay. Thông tin khách hàng do bộ phận (quan hệ) khách hàng cung cấp và được bộ phận Quản lý nợ đăng nhập vào chương trình chung.
Hai là, bộ phận khách hàng (hoặc quan hệ khách hàng) Thu thập thông tin, tiếp xúc, quan hệ và giải quyết các giao dịch cho vay với khách hàng. Khi quan hệ cho vay với khách hàng được thiết lập, bộ phận khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ của khách hàng sang bộ phận quản lý nợ để đăng nhập các thông tin liên quan đến dự án vay vốn, đảm bảo tiền vay, còn các thông tin chung cơ bản về khách hàng, mã khách hàng do chương trình tự động của bộ phận thông tin khách hàng hội sở chính cung cấp.
Ba là, bộ phận quản lý nợ (Quản lý cho vay) Quản lý hồ sơ pháp lý, hồ sơ bảo đảm tiền vay; giải ngân, theo dõi và thu nợ vay; hạch toán phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro theo quy định. Bộ phận này có thể độc lập
(Phòng quản lý nợ) hoặc trực thuộc Phòng kế toán (Tổ quản lý nợ trực thuộc Phòng kế toán).
Bốn là, bộ phận quản lý rủi ro cho vay Thực hiện quy trình thẩm định và xét duyệt rủi ro cho vay. Bộ phận quản lý rủi ro cho vay có quan hệ mật thiết với bộ phận khách hàng, nên thông thường tại các chi nhánh nhỏ hai bộ phận này có thể gộp lại với nhau thành phòng khách hàng, hay phòng cho vay.
Đối với các dự án, phương án vay vốn lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh thì chuyển về Bộ phận quản lý rủi ro của khu vực hoặc chuyển về Bộ phận quản lý rủi ro của Hội sở chính (nếu vượt mức phán quyết của khu vực).
Năm là, bộ phận kiểm tra và giám sát cho vay độc lập Thực hiện kiểm tra và giám sát hoạt động cấp cho vay, kể cả việc kiểm tra những đề nghị cấp cho vay của khách hàng đã đăng ký nhưng không thực hiện, các nhu cầu cấp cho vay của khách hàng bị từ chối.