Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Một là, đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Chỉ tiêu 1: quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
- Quy mô nguồn vốn huy động: quy mô nguồn vốn huy động tại một thời điểm là toàn bộ số dư các loại nguồn vốn mà NHTM tự huy động có được tại thời điểm đó. Nó bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền vay của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. hi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với kế hoạch, so với năm trước.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Tốc độ tăng
nguồn vốn huy động (1.1)
=
Số dư nguồn vốn huy động BQ 12 tháng năm nay x 100% Số dư nguồn vốn huy động BQ 12 tháng năm trước Đối với các NHTM hoạt động chủ yếu ở khu vực khó khăn huy động vốn chỉ tiêu (1.1) bao gồm cả nguồn vốn huy động trên cả địa bàn nơi NHTM hoạt động,
bởi vì hầu hết nguồn vốn huy động được đều cho vay ở khu vực địa bàn đó, nguồn vốn cho vay ở khu vực thành thị chủ yếu được điều chuyển từ nơi khác về. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phải giá so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các NHTM trên địa bàn, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Chỉ tiêu 2: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
- Dư nợ cho vay: là toàn bộ các khoản mà ngân hàng đầu tư cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp SX-KD và các ngành kinh tế khác hoạt động trong khu vực.
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô cho vay đầu tư cho khách hàng trên địa bàn. hi đánh giá, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ, so với các ngành và khu vực kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước.
- Tốc độ tăng trưởng cho vay: Tốc độ tăng dư nợ
cho vay (1.2) =
Số dư nợ cho vay bình quân 12 tháng năm nay Số dư nợ cho vay bình quân 12 tháng năm trước
Chỉ tiêu (1. 2) phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu tiếp nhận phát triển kinh tế. hi đánh giá phải so sánh với tốc độ tăng trưởng chung, so với tốc độ tăng trưởng cho vay các ngành kinh tế khác, so với kế hoạch, so với năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.
Hai là, đánh giá mục tiêu an toàn đầu tư cho vay Chỉ tiêu 1: tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn (1.3) = Dư nợ quá hạn cuối kỳ x 100% Tổng dư nợ cuối kỳ
Một NHTM có tỷ lệ NQH cao so với mức bình quân chung của các TCTD khác hoạt động trên cùng địa bàn, điều này đồng nghĩa với quản lý hoạt động cho vay của NHTM đó có vấn đề. Theo quy định của NHNN Việt Nam, NQH được định nghĩa: " hi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn".
Tuy nhiên, xu thế mới trong đánh giá chất lượng hoạt động cho vay những năm gần đây là xem xét các khoản nợ xấu. Đây là xu hướng đúng, vì nợ xấu phản ánh chính xác hơn các khoản nợ có vấn đề của các NHTM đầu tư cho nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu (1.4) = Tổng số nợ xấu x 100%
Theo quy định hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5trong đó:
Nợ nhóm 3: các khoản NQH từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng cho vay.
Nợ nhóm 4: các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nợ nhóm 5: các khoản NQH trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng cho vay yếu kém của các NHTM.
Ba là, Đánh giá mục tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận
Tùy theo các góc độ nghiên cứu, đánh giá mà lợi nhuận thường được chia thành lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận gộp = Thu nhập - chi phí về tiền lãi (1. 5) Trong đó:
- Thu nhập bao gồm: thu nhập từ tiền lãi (thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi), hoa hồng và phí cam kết, thu nghiệp vụ (bao gồm: phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh và chứng khoán, thu dịch vụ tư vấn, thu từ các dịch vụ ngân hàng khác, thu khác), thu nhập bất thường, thu khác.
- Chi phí về tiền lãi bao gồm: chi trả theo lãi suất tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay, chi phí dịch vụ, chi phí bất thường, chi khác.
Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu quan trọng, tổng quát phản ánh trình độ quản lý, quy mô hoạt động của ngân hàng.
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí nghiệp vụ (1. 6)
Chi phí nghiệp vụ, hay còn gọi là chi phí quản lý bao gồm: chi phí cho nhân viên, thuê trụ sở, chi về thông tin, bưu điện, khấu hao, chi phí chung và quản lý, chi phí khác. Chi nghiệp vụ phản ánh quy mô, cơ cấu các khoản chi phí quản lý của ngân hàng. Nếu khoản chi này lớn hơn lợi nhuận gộp thì ngân hàng bị lỗ vốn, cần phải tiết giảm bớt các khoản chi.
Chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận ròng trước thuế, phản ánh mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Để đánh giá hiệu quả cuối cùng về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE). Tuy nhiên, 2 chỉ tiêu này không có giá trị thực tiễn lớn khi đánh giá chất lượng quản lý hoạt động cho vay tại các chi nhánh trực thuộc của một NHTM nào đó có tổng tài sản và quy mô rất lớn, vì:
- Đối với chỉ tiêu ROA, vì tổng tài sản của ngân hàng thường rất lớn so lợi nhuận, nên khi đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM ít khi người ta sử dụng chỉ tiêu ROA.
- Đối với chỉ tiêu ROE, vì là các chi nhánh con hạch toán kế toán phụ thuộc NHTM nên trên bảng tổng kết tài sản không thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đánh giá. Bởi vậy để hỗ trợ cho 2 chỉ tiêu trên, cần đưa ra các chỉ tiêu tính toán sau:
Chỉ tiêu 2: chênh lệch giữa lãi suất đầu ra, đầu vào lĩnh vực cho vay
Chênh lệch lãi suất TD = Lãi suất đầu ra bình quân - LS đầu vào BQ (1.11) Xem xét chỉ tiêu này trên cả hai phương diện: chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cơ cấu và thực tế. Chênh lệch lãi suất bình quân theo cơ cấu là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch lãi suất tiềm năng giữa mức lãi suất đã cho vay bình quân trên các giấy nhận nợ của khách hàng vay với mức lãi suất bình quân của các nguồn vốn được sử dụng để cho vay, là mức chênh lệch lãi suất tối đa sẽ đạt được khi thực hiện thu lãi cho vay đạt 100%.
Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân theo thực tế phản ánh mức độ đạt được chênh lệch lãi suất trong thực tế, được tính toán dựa theo số lãi tiền vay thực thu và lãi tiền gởi, tiền vay thực trả cho nguồn vốn; phản ánh khả năng tạo ra khoảng chênh lệch thu nhập thực tế để chi phí cho kinh doanh, bù đắp rủi ro và tạo lợi nhuận ngân hàng.
Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cơ cấu càng lớn, khả năng lợi nhuận càng cao. Trong điều kiện hiện nay, mức chênh lệch lãi suất này khoảng 0,35% là tốt. Trong một khoảng thời gian cụ thể chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thực tế có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cơ cấu; nhưng xét trên tổng thể (kể từ khi phát sinh cho vay cho đến khi kết thúc thu nợ) thì chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thực tế luôn nhỏ hơn hoặc bằng chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cơ cấu. Bởi vì, trong cho vay, rủi ro không thu đủ gốc và lãi là điều không thể tránh khỏi. Một NHTM có chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thực tế và
cơ cấu tương đương nhau và được duy trì lâu dài, chứng tỏ chất lượng cho vay bảo đảm, quản lý hoạt động cho vay đó đang áp dụng là tốt.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI SACOMBANK THÁI NGUYÊN