f. Dấu hiệu chia hết cho 8( hoặc 125)
2.2.2.2. Kỹ năng toán học hoá tình huống thực tiễn
Tình huống thực tiễn được cho trong bài toán học nảy sinh từ thực tế đời sống nhằm tạo điều kiện cho học sinh biết vận dụng kiến thức toán học trong nhà trường vào cuộc sống góp phần gây hứng thú học tập, giúp học sinh nắm được thực chất nội dung vấn đề và tránh hiểu các sự kiện toán học một cách hiện thực.
Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng toán học hoá tình huống thực tiễn, cần chú ý lựa chọn các bài toán có nội dung thực tế của khoa học, kĩ thuật, của các môn học khác và nhất là thực tế đời sống thường ngày quen thuộc với học sinh.
Đồng thời nên phát triển một số bài toán dưới dạng thuần tuý toán học mà dưới dạng một vấn đề thực tế phải giải quyết.
Để tạo điều kiện vận dụng tri thức vào thực tế, còn phải có những kỹ năng thực hành cần thiết. Đó là các kỹ năng tính toán, vẽ hình, đo đạc.
Trong hoạt động thực tế, ở bất kì lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kỹ năng tính toán đúng, nhanh, hợp lý, cùng với các đức tính cẩn thận, chu đáo, kiên nhẫn…Để rèn luyện cho học sinh những kỹ năng này, cần tránh tình trạng ít ra bài tập đòi hỏi tính toán, cũng như hành vi dạy giải bài tập chỉ dừng lại ở “ phương hướng ” mà ngại làm những phép tính cụ thể để đi đến kết quả cuối cùng.
Giáo viên cần thường xuyên khuyến khích học sinh tìm tòi cách tính toán khác nhau và biết chọn phương án hợp lý nhất. Chẳng hạn, tăng cường khả năng tính nhẩm, rèn luyện kỹ năng tính ước chừng khi học sinh sử dụng máy tính điện tử.
Cần phải luyện tập cho học sinh thói quen vẽ hình cẩn thận, chính xác theo đúng quy ước và phối hợp với lý thuyết biểu diễn hình học, tránh vẽ ẩu, tuỳ tiện.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thái – K7 ĐHSP Tiểu học A
40
Khi rèn luyện cho học sinh kỹ năng đo đạc, cần rèn luyện cho học sinh có thói quen ước lượng các độ dài và chiều cao bằng mắt sử dụng các dụng cụ đo.