f. Dấu hiệu chia hết cho 8( hoặc 125)
2.3.1.3. Căn cứ vào nhận thức hiện đại về quá trình dạy học
Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục học thì quá trình dạy học có những tính chất sau:
Trước hết quá trình dạy học phải xem là một quá trình nhận thức. Cơ chế của quá trình nhận thức đã được V.I. Lê nin nêu trong công thức nổi tiếng “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”. Điều đáng lưu ý là nhận thức học tập của học sinh là nhận thức những cái mà nhân loại đã biết, nên thầy giáo có thể biên soạn tài liệu để hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh theo một trình tự khác với quá trình mà loài người đã tìm kiếm ra.
Những đặc điểm trên của quá trình học tập nhận thức cần được vận dụng khi biên soạn hệ thống bài tập phục vụ cho quá trình dạy học nhầm rèn luyện tư duy cũng như những kỹ năng cần thiết cho học sinh.
Quá trình dạy học là một quá trình tâm lí. Trong quá trình học tập, học sinh phải cảm giác, tri giác, vận dụng trí nhớ, tình cảm, ý chí…
Vấn đề động cơ học tập, hứng thú học tập có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả của quá trình dạy học. Như vậy để đảm bảo thành công của quá trình dạy học, giáo viên phải đặc biệt chú ý tới mặt tâm lí của quá trình này.
Dạy học là một quá trình xã hội, trong đó có sự tương tác giữa người với người, người và xã hội. Hiểu được tính xã hội của dạy học và ảnh hưởng to lớn của xã hội đối với nhà trường sẽ giúp giáo viên điều khiển quá trình dạy học được thuận lợi.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thái – K7 ĐHSP Tiểu học A
44
Như vậy căn cứ vào nhận thức hiện đại về quá trình dạy học, hệ thống bài tập cần phải phản ánh tích cực và chọn lọc các tri thức, phương pháp, kỹ năng liên quan chặt chẽ đến hoạt động rèn luyện kỹ năng giải toán cho họ sinh, thúc đẩy sự phát triển các chức năng tâm lí đặc biệt là hứng thú đồng thời chú ý đến kinh nghiệm sống và điều kiện thực tế của học sinh.